Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường xuất khẩu cá tra của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Do đó cần sớm khôi phục các thị trường tiềm năng nhằm giải quyết lượng hàng tồn kho hiện nay.
Năm 2019, ngành hàng cá tra đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi sản lượng cá tra nuôi tăng nhanh từ năm 2018 dẫn đến dư nguồn cung, làm giá cá tra nguyên liệu giảm mạnh, giá xuất khẩu giảm mạnh tại tất cả thị trường; giá nguyên vật liệu, nhiên liệu tăng, thị trường bị biến động do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung…
Cụ thể, tổng diện tích nuôi cá tra năm 2019 đạt 6.205 ha (tăng 15% so với năm 2018), sản lượng đạt 1,72 triệu tấn (tăng 21,1% so với cùng kỳ năm 2018), kim ngạch xuất khẩu đạt 2,0 tỷ USD (giảm 11,4% so với năm 2018). Nhất là do ảnh hưởng dịch Covid 19 đã ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu cá tra tại các thị trường như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, một số quốc gia thuộc cộng đồng châu Âu, Hàn Quốc… đây cũng là những thị trường lớn và trọng điểm của xuất khẩu cá tra. Kim ngạch xuất khẩu cá tra đến ngày 30/3 đạt 334 triệu USD, giảm 29,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo dự báo các chuyên gia kinh tế, kim ngạch xuất khẩu sẽ giảm, nhất là năm nay sẽ giảm nhiều so với năm 2019. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các thị trường như: Hoa Kỳ, Châu Âu, Hàn Quốc… không thể phục hồi ngay sau khi hết dịch. Đối với thị trường Trung Quốc, hiện nay đã có tín hiệu khôi phục trở lại, tuy nhiên đây là thị trường không ổn định, rủi ro cao, mặc dù thị trường này chiếm hơn 30% tổng sản lượng cá tra xuất khẩu của Việt Nam.
Trước mắt cần khôi phục nhanh thì trường Trung Quốc, nhằm giải quyết lượng hàng tồn kho hiện nay. Đánh giá lại thị trường tiêu thụ tiềm năng như Mỹ, châu Âu,… để có hướng điều chỉnh phù hợp cho năm 2021 và lâu dài. Song song đó, cần đẩy mạnh chất lượng ngành cá, cải thiện chất lượng con giống… Bên cạnh đó cần hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường mới. Đặc biệt, phải xây dựng kênh phân phối thị trường nội địa.
Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh: “Trước mắt, tháng 5, tháng 6 này phải dồn vào thị trường Trung Quốc, tập trung tháo gỡ, kể cả Bộ, phối hợp công thương, kể cả các tỉnh biên giới, kể cả các cửa khẩu… hiệp hội ngành hàng phối hợp cùng với doanh nghiệp. Thứ hai là thị trường Châu Âu, tín hiệu hiện nay là tường quốc gia bắt đầu mở từng lĩnh vực kinh tế, tháng 6, tháng 7 này, mà cùng tập trung được cái này thì phát triển. Các thị trường nhật bản, ASEAN, mà nhất là thị trường Nhật Bản có sức tiêu thụ rất lớn thì chúng ta phải tiếp cận sâu hơn”.
Giá dưới đáy 10 năm, cà phê khó chồng thêm khó
Giá cà phê trong nước đã xuống dưới mức trung bình của 10 năm qua. Giá cà phê toàn cầu thời gian tới dự báo vẫn biến động theo xu hướng giảm.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, ước tính xuất khẩu cà phê tháng 4/2020 đạt 170 nghìn tấn, trị giá 280 triệu USD, ổn định về lượng, nhưng giảm 0,5% về trị giá so với tháng 3/2020; tăng 18,9% về lượng và tăng 15,4% về trị giá so với tháng 4/2019.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê đạt 659 nghìn tấn, trị giá 1,115 tỷ USD, tăng 4,5% về lượng và tăng 2,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Giá xuất khẩu cà phê bình quân tháng 4/2020 ước đạt 1.647 USD/tấn, giảm 5% so với tháng 3/2020 và giảm 3% so với tháng 4/2019. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê đạt 1.692 USD/tấn, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2019.
Tại thị trường trong nước, giá cà phê tiếp tục xu hướng giảm, giao dịch tại thị trường nội địa vẫn chậm. Tháng 4/2020, giá cà phê trong nước giảm xuống mức thấp kỷ lục.
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho biết, sự lây lan của Covid-19 đã bổ sung một thách thức đáng kể cho ngành cà phê toàn cầu, vốn đã trải qua một thời gian dài của giá thấp. Dự kiến thị trường cà phê toàn cầu dư thừa 1,95 triệu bao (loại 60kg) trong niên vụ 2019/20, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trước đó đã dự báo thiếu hụt 474.000 tấn. Xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm 3,7% trong tháng 3 so với một năm trước xuống 11,06 triệu bao.
Hiện giá cà phê đã trải qua một xu hướng giảm liên tục kể từ năm 2016, giảm 30% dưới mức trung bình của 10 năm qua. Nhiều người trong số 25 triệu nông dân trên toàn thế giới, phần lớn là các hộ sản xuất nhỏ, đang chật vật trang trải mọi chi phí sinh hoạt trong khi thu nhập nông nghiệp ngày càng giảm nhưng giá đầu vào tiếp tục tăng.
Thực tế cân đối bất lợi trên khiến người trồng không muốn đầu tư thêm vào các vườn cà phê, mà điều này có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sự bền vững của ngành và nguồn cung cà phê trong tương lai.
Theo ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa), dịch bệnh Covid-19 lan rộng trên thế giới, trong đó châu Âu là nơi chịu ảnh hưởng nằng nề nhất. Để giảm lây lan nhiều nước áp dụng biện pháp cách ly hoặc giãn cách, nên nhiều quan cà phê bị đóng cửa. Tuy nhiên, không đến quán được thì người tiêu dùng vẫn có thể uống cà phê tại nhà, vì vậy, nhu cầu tiêu thụ trên thế giới không giảm, và kết quả xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm có tăng nhẹ.
“Trong tháng 5 hay tháng 6, nếu bỏ cách ly và các quán cà phê được mở cửa trở lại nhưng phải mất từ 2 hoặc 3 tháng mọi hoạt động mới trở lại bình thường. Như vậy dự báo xuất khẩu cà phê trong quý II/2020 sẽ vẫn duy trì ở mức của quý I, chỉ khi nào hoạt động của các quán cà phê trở lại bình thường thì nhu cầu sẽ tăng.
Tuy nhiên, do giá cà phê trong nước hiện đang ở mức thấp nhất so với 10 năm trước nên có nhiều vườn cà phê ở Tây Nguyên đã giảm mật độ cây trong vườn cà phê để trồng xen loại cây trồng khác dẫn đến số lượng cây cà phê/hecta giảm. Riêng tỉnh Đắk Lắk đã chuyển 100.000 hecta để trồng cây ăn quả”, ông Tự cho biết.
Giá lúa tại ĐBSCL tăng sau khi xuất khẩu gạo bình thường trở lại
Tại một số địa phương, các thương nhân thu gom nhiều loại lúa thường để chế biến thành gạo trắng xuất khẩu và dự trữ, đã đẩy giá tăng lên, đặc biệt là ngay sau khi Chính phủ cho phép xuất khẩu gạo bình thường trở lại vào đầu tháng 5.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do hạn hán, xâm nhập mặn, dịch bệnh, nhưng vùng ĐBSCL đã có vụ lúa Đông Xuân thắng lợi, trúng mùa được giá, lúa vụ Hè Thu hiện đang làm đòng nhưng trước đó đã có nhiều thương lái đặt cọc với giá tốt.
Trong tháng 4, giá lúa ở ĐBSCL nhìn chung có xu hướng tăng, đặc biệt là các loại lúa thường. Tại một số địa phương, các thương nhân thu gom nhiều loại lúa thường để chế biến thành gạo trắng xuất khẩu (XK) và dự trữ, do đó đã khiến giá tăng lên mạnh, đặc biệt là ngay sau khi Chính phủ cho phép XK gạo bình thường trở lại vào đầu tháng 5/2020.
Tại An Giang, lúa IR50404 có giá 5.500 đồng/kg (tăng 100 đồng/kg); lúa OM5451 lên mức 5.700 đồng/kg (tăng 100 đồng/kg); lúa OM 6976 giữ ở mức 5.600 đồng/kg. Tại Kiên Giang, lúa IR50404 lên mức 5.700-5.800 đồng/kg (tăng 300 đồng/kg); lúa OM4218 lên mức 6.600-6.800 đồng/kg (tăng 500 đồng/kg); lúa OM6976 lên mức 6.600 -6.700 đồng/kg (tăng 300 đồng/kg)...
Theo cập nhật của ngành nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL, 4 tháng đầu năm 2020, XK gạo cả nước đạt 1,92 triệu tấn, kim ngạch đạt 886 triệu USD (giảm 7,9% về khối lượng và giảm 0,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019). Mặc dù giảm so với cùng kỳ, nhưng ở các thị trường nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam vẫn tăng.
Theo Tổng cục Thống kê, tiến độ gieo trồng lúa Hè Thu năm nay chậm hơn cùng kỳ năm 2019 do ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn. Hiện lúa đang ở giai đoạn làm đòng, nhưng các tỉnh phía Nam vẫn đang ở mùa khô hạn, ngành nông nghiệp cần khuyến cáo các địa phương áp dụng kỹ thuật canh tác để hạn chế tác động của khô hạn đến sản xuất, đồng thời bảo đảm nguồn nước tưới cho cây lúa, rà soát cơ cấu mùa vụ và điều chỉnh thời vụ gieo trồng đảm bảo khung thời vụ tốt nhất cho vụ tiếp theo...
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…