Đến nay, toàn tỉnh đã có 44 doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, với gần 8.000ha đất liên kết sản xuất.
Để thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vốn được coi là lĩnh vực có nhiều rủi ro, thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã tập trung các giải pháp như đẩy mạnh tích tụ đất đai, hỗ trợ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng. Việc tích tụ đất đai đang được triển khai thí điểm ở các huyện: Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Yên. Trong đó, thực hiện tích tụ đất đai tập trung đối với 2 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Sa Pa và Bắc Hà; tích tụ đất đai tạo thành khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao từ 50 - 100ha trở lên cho doanh nghiệp thuê đất phát triển sản xuất ở Bát Xát và Bảo Yên.
Đến nay, toàn tỉnh đã thu hút được 44 doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia liên kết sản xuất và hình thành các chuỗi khép tín tiêu thụ các sản phẩm dược liệu, rau, hoa, chè, cây ăn quả. Tổng diện tích đất tích tụ thông qua liên kết sản xuất là hơn 7.800 ha, với hơn 12.500 hộ nông dân; trong đó, sản xuất chè 5.000 ha, dược liệu 302,7 ha, rau 533 ha, lúa 1.967 ha. Giá trị tiêu thụ thông qua liên kết đạt 376 tỷ đồng.
Đặc biệt, thông qua liên kết sản xuất đã xây dựng được hệ thống minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc điện tử cho 34 doanh nghiệp, hợp tác xã, với 172 dòng sản phẩm được gắn mã truy suất nguồn gốc (mã QRcode); xây dựng được 28 chuỗi sản phẩm được kiểm soát an toàn...
Yên Bái phát động thi đua sản xuất vụ đông năm 2018
Sáng 21/9, tại thôn Yên Thịnh, xã Vĩnh Lạc, huyện Lục Yên, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua sản xuất vụ đông năm 2018.
Đồng chí Nông Văn Lịnh - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh cùng Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuống đồng trồng ngô cùng người dân.
Theo kế hoạch, vụ đông năm nay, toàn tỉnh phấn đấu sản xuất trên 10.000 ha. Dự kiến, cây ngô đông trồng 6.000 ha, trong đó có 4.000 ha trồng trên đất 2 vụ lúa; cây khoai lang trên 1.000ha; rau, đậu các loại 3.000ha. Tỉnh phấn đấu tổng giá trị sản phẩm vụ đông đạt trên 300 tỷ đồng.
Phát biểu tại Lễ phát động, đồng chí Trần Thế Hùng – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể phát huy tính tích cực, sáng tạo trong lao động, sản xuất, quyết tâm phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ sản xuất vụ đông với năng suất, chất lượng, giá trị cao nhất; đẩy mạnh sản xuất cây vụ đông, duy trì đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính trong năm; chủ động chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng phù hợp, hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của từng địa phương.
Các địa phương tuyên truyền vận động nhân dân khẩn trương thu hoạch nhanh gọn diện tích lúa mùa sớm, thu hoạch đến đâu làm đất trồng cây vụ đông ngay đến đó theo phương châm "sáng lúa, chiều ngô”; phân công cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật xuống trực tiếp cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ người dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật như kỹ thuật làm bầu ngô, kỹ thuật làm đất tối thiểu; thực hiện đồng bộ, nghiêm túc các biện pháp kỹ thuật thâm canh, đặc biệt coi trọng biện pháp thâm canh công nghệ cao đối với rau, màu thực phẩm; triển khai và thực hiện tốt liên kết "4 nhà” giúp nông dân phát triển, mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Phát triển kinh tế ở xã nông thôn mới
Xã nông thôn mới Mường Tè (Mường Tè – Lai Châu) cuộc sống bà con đã đổi thay từ đường giao thông, nhà cửa... đến người dân mạnh dạn phát triển kinh tế với những mô hình chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh thương mại - dịch vụ. Là xã tái địch cư, đất sản xuất hẹp dần nhưng bà con nơi đây không cam chịu đói nghèo, tự vươn lên, góp phần nâng cao thu nhập bình quân toàn xã từ 18 triệu đồng/người (năm 2016) đến nay lên 24,5 triệu đồng/người.
Ông Tống Văn Nam - Phó Chủ tịch UBND xã Mường Tè cho biết: Để nâng cao đời sống người dân, xã vận động bà con các bản tăng cường khai hoang đất sản xuất, chủ động đưa các giống lúa chất lượng vào trồng; phát triển chăn nuôi, trồng và bảo vệ rừng; thực hiện các mô hình trồng cây công nghiệp như: quế, sa nhân, cây ăn quả. Tạo điều kiện cho bà con tham gia vay vốn; giao cho các hội, đoàn thể xã giúp đỡ hội viên thoát nghèo, tổ chức cho bà con tham quan, học hỏi các mô hình kinh tế có hiệu quả. Xã phấn đấu hết năm 2018, thu nhập bình quân đầu người tăng lên 25 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10%.
Xã Mường Tè có 10 bản, 1.027 hộ, 4.328 nhân khẩu cùng 5 dân tộc anh em sinh sống với sản xuất nông nghiệp gắn bó từ lâu đời. Từ khi nhiều bản phải di vén lên nơi ở mới nhường đất cho Thủy điện Lai Châu, đất sản xuất thiếu dần, tại nơi ở mới người dân chưa biết cách phát triển kinh tế. Hiểu được vấn đề đó, xã chủ động tuyên truyền tới bà con khai hoang thêm đất để làm thêm ruộng, tăng cường gieo cấy những diện tích chưa bị ảnh hưởng, chủ động dẫn nước từ các khe, mó nước làm nước tưới tiêu cho mùa vụ, thường xuyên thăm đồng, chủ động bón phân, phòng chống sâu bệnh. Với 166,5ha lúa nước, mỗi năm 2 vụ, giống lúa thiên ưu 8 được đem trồng đạt năng suất 56 tạ/ha, sản lượng đạt 932,4 tấn, đảm bảo nhu cầu lương thực tại chỗ cho người dân. 100ha nương trồng lúa, ngô, sản lượng đạt 275,5 tấn/vụ.
Xã còn vận động người dân tăng cường phát triển chăn nuôi, với lợi thế còn nhiều bãi đất trống, đồi cỏ, mỗi bản quy hoạch 1 - 2 bãi chăn thả vừa để nhân giống, vừa tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên. Với diện tích đất từ 300 - 400m2, nhiều hộ còn tận dụng quỹ đất để làm chuồng trại chăn nuôi lợn, gia cầm hoặc đào ao thả cá, người dân chủ động áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi để tăng đàn, thường xuyên phòng chống dịch bệnh. Đến nay, toàn xã có 5.214 con gia súc và hơn 19.000 con gia cầm.
Bên cạnh đó, bà con còn tận dụng diện tích đất khai hoang trồng 30,7ha rau màu các loại, năng suất đạt 63 tạ/ha, sản lượng 193,4 tấn. Không chỉ có nguồn tự cấp mà người dân còn đem bán các sản phẩm nông nghiệp cho các thương lái, giúp tăng thêm thu nhập. Trong năm 2016 - 2017, xã vận động bà con tham gia trồng 3ha cây ăn quả, 65,7ha sa nhân và hơn 100ha quế.
Nhiều hộ chủ động vay vốn đầu tư vào chăn nuôi, trồng trọt hoặc mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa và tham gia các lớp dạy nghề để có thêm kiến thức áp dụng vào sản xuất. Với 10.748ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 58,4%, bà con nhận trồng và bảo vệ rừng, mỗi năm hưởng lợi trên 5 tỷ đồng.
Hỗ trợ bò giống cho hộ nghèo xã Núa Ngam
UBND xã Núa Ngam, huyện Điện Biên (Điện Biên Phủ) đã thực hiện hỗ trợ bò cái sinh sản, giống địa phương cho hộ nghèo trên địa bàn xã. Chương trình hỗ trợ gồm 2 dự án: Hỗ trợ bò cái sinh sản giống địa phương, luân chuyển theo nhóm hộ có quy mô 18 con bò, phân cho 18 hộ thuộc 9 nhóm tại 9 bản (gồm 17 hộ nghèo và 1 hộ cận nghèo); dự án hỗ trợ nuôi bò sinh sản giống địa phương xã Núa Ngam hỗ trợ 22 con bò cho 44 hộ tại 3 bản: Na Sang 1, Pá Ngam 1, Huổi Hua (2 hộ 1 con bò).
Số bò giống trên thuộc Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và Dự án hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Kiểm soát bệnh lùn sọc đen trên cây lúa cuối vụ mùa
Theo đồng chí Hoàng Đình Dung, cán bộ phụ trách Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Lương Sơn (Hòa Bình): Có được kết quả khả quan này là do huyện đã chủ động triển khai các biện pháp chăm sóc và bảo vệ cây lúa. Đặc biệt đã kiểm soát hiệu quả nguy cơ gây hại của bệnh lùn sọc đen - đối tượng sâu bệnh nguy hiểm hiện nay đang đe dọa sự phát triển của cây lúa cuối vụ mùa tại các địa phương khác trong tỉnh.
Đồng chí Hoàng Đình Dung cho biết: Qua theo dõi số lượng trưởng thành vào bẫy đèn đặt tại các khu ruộng cho thấy, trong các đối tượng sâu bệnh chính thường tác động đến sự phát triển của cây lúa cuối vụ mùa, đáng lo ngại nhất vẫn là tập đoàn rầy. So với các ngày đầu tháng 9, số lượng rầy trưởng thành vào bẫy đèn đến đêm 11/9 đã tăng từ mức gần 300 con lên đến trên 3.100 con. Diễn biến trên đồng ruộng cũng cho thấy đến giữa tháng 9, rầy lứa 6 tiếp tục rộ, mật độ trung bình 500 - 700 con/m2, mật độ cao từ 1.300 - 1.500 con/m2. Toàn huyện đã ghi nhận khoảng 50 ha lúa bị nhiễm rầy, chủ yếu ở mức độ nhẹ và trung bình, rải rác một số diện tích bị nhiễm nặng…
Trước diễn biến này, cán bộ Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Lương Sơn tích cực xuống địa bàn, hướng dẫn nông dân xử lý hiệu quả diện tích bị nhiễm và có nguy cơ bị nhiễm, kiên quyết không để xảy ra tình trạng cháy rầy dẫn đến mất trắng năng suất.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…