Cuối năm là thời điểm nông dân bắt tay vào việc trồng các loại nông sản để phục vụ nhu cầu của người dân vào dịp Tết. Cùng với đó, trước tình trạng giá thịt heo giảm sâu trong thời gian qua, nhiều địa phương cũng có phương hướng sẽ quy hoạch lại vùng chăn nuôi cho phù hợp.
Tất bật sản xuất để phục vụ nhu cầu người dân dịp Tết
Chỉ còn hơn 2 tháng nữa người dân sẽ bước vào dịp nghỉ lễ Tết Nguyên đán 2018. Thời điểm này, những người nông dân đang “tất bật” để nuôi trồng nhằm phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết. Theo đó, tại các làng hoa nổi tiếng ở các địa phương khu vực Đông Nam Bộ, nhiều hộ nông dân hiện đang gồng mình cùng thời gian để trồng hoa cho dịp tết. Với mong muốn những sản phẩm được tiêu thụ mạnh, càng gần đến tết không khí sản xuất hoa kiểng càng nhộn nhịp, bởi hộ dân nào cũng dồn sức đầu tư, chăm sóc hoa đẹp, nở đúng dịp tết để tiêu thụ được dễ dàng.
Năm nay, ngoài những loại hoa kiểng truyền thống, kiểng thú hình 12 con giáp sẽ tiếp tục được những người dân trồng hoa cập nhật nhu cầu của thị trường khi rất ưa chuộng loại kiểng này. Cùng với đó, thời tiết những tháng vừa qua tương đối ổn định để hoa kiểng phát triển. Nhưng người trồng hoa vẫn theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp các địa phương sẽ theo dõi chặt thời tiết để phòng ngừa sâu bệnh. Chuẩn bị trước các phương án ứng phó nhằm tránh những thiệt hại không đáng có.
Người dân trồng hoa đang gồng mình cùng thời gian để chuẩn bị cho nhu cầu của dịp tết Nguyên đán 2018
Đối với những địa phương trồng trái cây trọng điểm như quýt hồng tại huyện Lai Vung (Đồng Tháp), Hậu Giang, Tiền Giang, Đồng Nai….. thì người nông dân cũng đang dồn sức cho vụ tết. Tuy nhiên, do lượng mưa trong thời gian qua nhiều, xuất hiện mưa trái mùa khiến một lượng lớn trái cây bị hư hỏng. Do đó, nhiều nhà vườn lên kế hoạch kéo dài thời gian để phục vụ người dân đúng dịp tết. Điều này, sẽ kéo theo những chi phí phát sinh, có thể đội giá cả thành phẩm lên cao, lợi nhuận thu lại sẽ không được như mong muốn.
Quy hoạch lại vùng chăn nuôi
Tỉnh Đồng Nai được biết đến là thủ phủ chăn nuôi heo, thời gian qua khi giá heo xuống mức đáy trong những năm qua khiến người nuôi heo trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại nặng nề. Chính vì vậy, việc định hướng, quy hoạch lại vùng chăn nuôi là một điều cần thiết để tránh tái diễn tình trạng này xảy ra.
Theo đó, chính quyền tỉnh Đồng Nai đã tổ chức trao đổi về việc quy hoạch lại vùng chăn nuôi heo với sự góp ý của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi trên địa bàn. Cụ thể, từ năm 2008, UBND tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt quy hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi và cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn tỉnh với 139 vùng, tổng diện tích trên 15.000ha.
Nhưng đến thời điểm năm 2017, toàn tỉnh chỉ có 655/2.291 trang trại trong vùng quy hoạch (chiếm gần 28,6% tổng số trang trại). Nguyên nhân khiến việc thực hiện quy hoạch chậm là do giá đất trong vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung sau khi có quy hoạch tăng quá cao, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ di dời vào vùng chăn nuôi tập trung chưa phù hợp, thủ tục rườm rà, đầu tư hạ tầng chưa đồng bộ.
Cần quy hoạch lại cho hợp lý vùng chăn nuôi heo để hạn chế việc chăn nuôi ồ ạt là nguyên nhân dẫn đến giá thịt heo giảm sâu trong thời gian qua
Việc quy hoạch chăn nuôi tập trung theo kiểu mô hình các khu công nghiệp đang đi ngược lại xu hướng chăn nuôi của các nước phát triển là trang trại chăn nuôi phải tách biệt để tránh rủi ro lây lan dịch bệnh. Cụ thể, việc quy hoạch vùng chăn nuôi cần được điều chỉnh lại cho phù hợp thực tế hoặc bỏ hẳn quy hoạch chăn nuôi tập trung thay bằng quy định những vùng được phép chăn nuôi và những vùng cấm chăn nuôi. Địa phương cũng phải quan tâm quy hoạch về mặt sản lượng, đưa ra lộ trình về tiêu chuẩn chất lượng và cơ cấu lại ngành chăn nuôi cho phù hợp.
Chính điều này, chính quyền tỉnh Đồng Nai cũng giao cho các sở ngành đánh giá lại để có kiến nghị cụ thể là nên điều chỉnh hoặc bỏ quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi tập trung. Cụ thể, sẽ nghiên cứu theo hướng xác định vùng nào là vùng được chăn nuôi, vùng nào cấm chăn nuôi với những quy định, tiêu chí cụ thể. Ngoài ra, quy hoạch phải gắn với nhu cầu thị trường để điều chỉnh về quy mô, cơ cấu ngành và có lộ trình hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ.
Lại Hùng
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.