Huyện đảo Lý Sơn đang kết nối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng để tìm cách giải cứu tỏi cho người dân do giá tỏi đang xuống quá thấp.
Đang vào mùa cao điểm tiêu thụ tỏi để có tiền chi tiêu trong dịp Tết nguyên đán, thế nhưng người trồng tỏi huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi không thể bán được sản phẩm vì giá quá thấp. Huyện đảo Lý Sơn đang kết nối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng để tìm cách giải cứu tỏi cho người dân.
Bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, vụ tỏi năm nay ở Lý Sơn được mùa, nhưng rớt giá thê thảm. Giá tỏi chỉ khoảng từ 25.000 đồng đến 30.000 đồng/1kg, chỉ còn một nửa so với năm trước. Nghịch lý là giá tỏi thấp nhưng người trồng tỏi ở Lý Sơn lại đang gặp khó khăn trong tiêu thụ. Hiện cả huyện Lý Sơn còn tồn đọng khoảng 100 tấn tỏi củ ở trong dân. Nếu không giải toả được lượng tỏi tồn kho vụ trước, sản phẩm thu hoạch vào tháng 2 sắp tới sẽ tiếp tục nâng khối lượng tồn kho lên.
Theo bà Phạm Thị Hương, nguyên nhân giá tỏi giảm sút là do năm nay, cả nước được mùa tỏi, trong khi đó lượng tỏi nhập khẩu cũng rất lớn, bán với giá rẻ nên thị trường tiêu thụ bị phân tán. Hiện nay, huyện Lý Sơn đang kết nối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng để giải cứu tỏi cho người dân huyện Lý Sơn.
Bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết, trước mắt, 1 doanh nghiệp đã đồng ý mua 4 tấn tỏi với giá 40.000 đồng/kg tiêu thụ giúp cho người dân.
"Năm nay tỏi rất nhiều, tỏi thì có thời hạn của nó thôi, trong vòng 9 tháng thôi. Tới tháng này, người dân Lý Sơn có trữ tỏi trong nhà mới bán để họ có tiền ăn Tết. Cho nên thời điểm cuối năm, tỏi nhiều quá, rõ ràng giá không được cao. Còn nguyên nhân nói là trà trộn thì chỉ là một phần nhỏ thôi. Cũng đang nhờ anh em hỗ trợ mua giúp cho bà con. Có một doanh nghiệp ở Lý Sơn đặt mua cho bà con 4 tấn, tiếp theo các Báo cũng hỗ trợ tổ chức bán giúp cho bà con có tiền tiêu Tết", bà Hương cho hay.
Ông Phạm Thắm, Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Đảo Cát vàng ở tỉnh Quảng Ngãi, một người con Lý Sơn cho biết, để giúp bà con tiêu thụ tỏi, ông đã trực tiếp đăng ký mua khoảng 10 tấn với giá 40.000 đồng/1kg, cao hơn giá hiện tại từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng/kg. Sau đó, đơn vị sẽ đưa vào đất liền kết nối với các trường đại học ở miền Trung để kêu gọi mọi người tiêu thụ giúp bà con.
Ông Phạm Thắm cho biết, sẽ cố gắng từ nay đến Tết nguyên đán tiêu thụ hết 10 tấn tỏi giúp bà con, "là người con dân của huyện đảo nên làm sao đó có trách nhiệm để hỗ trợ mua cho bà con được đến đâu thì hay đến đấy. Có nghĩa rằng là hỗ trợ giá 15.000 đồng/kg và kèm theo hỗ trợ bà con là không trừ bì. Có nghĩa, lâu nay nhưng thương lái mua 100kg thì họ có thể trừ đi 5kg đến 7kg thì bây giờ mình mua sẽ không trừ bì"./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…