Đầu quý II năm 2018, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đưa vào hoạt động thí điểm chợ bảo đảm an toàn thực phẩm đầu tiên của thành phố tại chợ Bến Thành.
Đoàn công tác khảo sát về điều kiện, cơ sở vật chất - khu vực kinh doanh thực phẩm tại chợ Bến Thành. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)
Đây là mô hình chợ văn minh thương mại, đáp ứng điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, đặc biệt chú trọng nguồn gốc, chất lượng hàng nông sản thực phẩm.
Tại chuyến khảo sát thực tế về điều kiện, cơ sở vật chất khu vực kinh doanh thực phẩm tại chợ Bến Thành ngày 24/1, ông Nguyễn Nguyên Phương, Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trước mắt, dự án tập trung hỗ trợ các hộ kinh doanh mặt hàng thịt lợn.
Để đảm bảo kế hoạch trên, Sở Công Thương thống nhất phương án hỗ trợ tiểu thương hoàn thành một số thủ tục pháp lý như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm...
Nhằm đảm bảo điều kiện tốt nhất cho việc đảm bảo an toàn vệ sinh, Sở Công Thương thành phố và Ban quản lý chợ cũng đã khảo sát và xác định khu vực buôn bán thuộc dự án không bị ngập, đọng nước; thực hiện bố trí phân khu chức năng riêng biệt, lối đi thông thoáng; đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường, an toàn phòng cháy và chữa cháy...
Ông Lê Quang Thiện, Trưởng Ban quản lý chợ Bến Thành cho biết, chợ đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết từ trước; trong đó có việc kiểm soát truy xuất nguồn gốc thịt lợn nên khi áp dụng mô hình chợ thí điểm này sẽ rất thuận lợi.
Ngay sau Tết Mậu Tuất 2018, chợ Bến Thành sẽ tiến hàng nâng cấp các kệ, quầy hàng, lắp đặt lại hệ thống chiếu sáng, cải tạo nguồn cấp nước và hệ thống thoát nước, xây dựng khu bảo quản thực phẩm...
Theo bà Nguyễn Thị Kim Hoa, tiểu thương chợ Bến Thành, việc áp dụng các điều kiện, tiêu chuẩn để kiểm soát trong việc xây chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Nhiều tiểu thương đã lựa chọn bán sản phẩm thịt lợn với tem truy xuất nguồn gốc rõ ràng để thu hút cũng như giữ chân khách hàng.
Hiện chợ Bến Thành có 36 hộ kinh doanh với 41 sạp bán các sản phẩm thịt lợn; trong đó 31 hộ kinh doanh lấy nguồn hàng từ Công ty Vissan có nguồn gốc truy xuất.
Các hộ còn lại lấy nguồn hàng từ các chợ đầu mối sẽ phải thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát việc truy xuất nguồn gốc thịt lợn.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…