Với 3.000 gốc sung Mỹ, mỗi ngày chủ trang trại ở huyện Cẩm Mỹ thu hoạch khoảng 200 ký, bán 400.000 đồng một ký.
Mỗi ngày, từ sáng sớm công nhân trong trang trại của anh Nguyễn Hồng Đăng Khoa (xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) tất bật thu hoạch trái sung Mỹ, đóng gói hàng cung cấp ra thị trường.
Cây sung Mỹ vốn được gọi là sung đường, sung ngọt, có tên khoa học là Ficus carica, thuộc họ dâu tằm. Cây này được trồng nhiều ở vùng Địa Trung Hải, nhiều nhất là Thổ Nhĩ Kỳ.
"Qua những chuyến công tác châu Âu, tôi thấy cây này có hiệu quả kinh tế cao. Năm 2015, tôi sang Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Đài Loan để nhập cây giống. Tôi trồng thử 100 cây ở đất Đồng Nai thì 70 cây bị chết", anh Khoa cho biết.
Sau một thời gian nghiên cứu, anh trồng thành công giống sung Mỹ. Hiện, trang trại của anh có quy mô 3 ha với 3.000 gốc sung. "Tôi nhận thấy loài cây này vốn ưa nóng và hợp với nơi có độ ẩm thấp, dưới 50% nên thiết kế nhà màng đáp ứng đủ điều kiện đó. Cây được nhân giống bằng cách chiết cành trong vòng một tháng thì đem trồng", anh Khoa giải thích.
Cây sung Mỹ có lá to bằng bàn tay, trồng khoảng nửa năm thì kết trái và mất khoảng một tháng để trái chín. Loài cây này cho quả ở nách lá, cứ mỗi nách cho một quả chứ không ra cả chùm như sung thông thường.
"Trái sung Mỹ chín có màu hồng đậm, mỗi cành cho trung bình 200-300 quả một mùa. Vì loại cây này ra trái quanh năm nên ngày nào cũng có trái chín để hái", chị Nguyễn Thị Hoa, công nhân trang trại cho biết.
Nếu sung trong nước có kích thước nhỏ thì giống sung Mỹ trái to, thậm chí có quả bằng nắm tay, nặng tới 200 gram. Trái chín để được hai ngày trong điều kiện thường và một tuần nếu bảo quản trong tủ lạnh đúng cách.
"Khi sung vừa chín có lớp thịt dày, ăn có vị ngọt, mềm thơm và mọng nước, trái xanh ăn khá giòn. Có trái còn có cả mật bên trong. Theo nghiên cứu, loại quả này có hàm lượng canxi cao nên được khách khá ưa chuộng. Tại Mỹ, sản phẩm này là một trong những trái cây cao cấp có giá đắt đỏ", chủ trang trại chia sẻ.
Trái hái xong nhanh chóng được phân loại để đóng hộp. Mỗi ngày trang trại của anh Khoa xuất ra thị trường khoảng 200 ký trái.
"Ngoài một phần để giá sỉ cho các cửa hàng thì sung Mỹ được trang trại bán với giá 400.000 đồng một ký cho những người mua lẻ. Mỗi ký khoảng chục trái sung. Do nhu cầu thị trường cao nên trái thu hoạch bao nhiêu đều bán hết, có khi không đủ hàng", anh Khoa cho biết.
Do là giống cây còn lạ nên có nhiều người tìm đến trang trại của anh Khoa để tìm hiểu, học hỏi mô hình.
"Cũng đã có nhiều người hỏi mua cây giống về trồng. Sắp tới tôi tiếp tục nhân rộng diện tích trồng sung Mỹ để đáp ứng nhu cầu thị trường ", chủ trang trại nói.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…