Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 23 tháng 2 năm 2019 | 11:18

Trồng đào cổ thu lãi 250 triệu đồng/năm

Đó là mô hình trồng đào của gia đình anh Nguyễn Văn Thùy (tên thường gọi Roe đào) ở thôn Núm xã Dĩnh Trì (TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang).

Nơi đây được nhiều khách trong và ngoài tỉnh đến chiêm ngưỡng, đặt hàng, thu lãi khoảng 250 triệu/năm.

dao.JPG
Một góc mô hình trồng đào của gia  đình anh Nguyễn Văn Thùy.

 

Sau khi học xong THPT, các bạn người thi vào đại học, người đi bộ đội, người thì chọn nghề miễn sao thoát khỏi làm ruộng thì Roe lại lựa chọn cho mình cái nghiệp gắn bó với nghề trồng đào.

Anh chia sẻ:  “Trồng đào là nghề chính của gia đình khoảng 10 năm nay, góp phần ổn định đời sống cho 6 khẩu. Trung bình một năm gia đình trồng, chăm sóc khoảng 150 gốc, chủ yếu đào cổ với giá cho thuê  bình quân  8-9 triệu đồng/gốc. Trừ chi phí, gia đình thu lãi khoảng 250 triệu/năm”.

Tiếp chúng tôi tại vườn đào của gia đình, anh Roe kể: Với những gốc đào cổ, khách hàng luôn lựa chọn để thuê chơi Tết chứ không mua thẳng như những gốc đào tơ bởi giá cho thuê chỉ rẻ bằn nửa so với giá mua thẳng. Mặt khác, việc chăm sóc những gốc đào cổ hết sức tỉ mỉ, yêu cầu người trồng phải dày dặn kinh nghiệm.

Để có những gốc đào cổ đẹp, hằng năm vào trung tuần tháng 11 âm lịch, anh thường lặn lội lên Lạng Sơn, vào tận các bản vùng sâu, vùng xa tìm mua những gốc đào ta của người dân trên đó, thuê xe chở về vườn nhà mình. Sau đó, anh cắt tỉa tạo thế, rồi vun vào đất, khoảng 1 tuần sau bắt đầu ghép mắt. Theo anh Roe, kỹ thuật ghép mắt hết sức quan trọng, yêu cầu người ghép phải có đôi tay khéo léo, tỉ mỉ mới cho tỷ lệ ghép thành công cao.

Việc cắt tỉa, tạo dáng cho những gốc đào cổ được anh tiến hành 2 lần/năm vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch hằng năm. Đặc biệt, sau mỗi lần cắt tỉa, cần bón phân, tưới ẩm để cây bật nhiều răm hơn, như vậy sẽ cho nhiều nụ hơn.

Thực tế cho thấy, trong quá trình trồng đào, anh Roe thấy khó nhất là hai vấn đề: Thứ nhất,  những năm gần đây, điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, người trồng đào phải có óc phán đoán nhanh nhạy. Có năm thời tiết nắng nóng kéo dài, cây sinh trưởng nhanh, nếu không có biện pháp can thiệp, rất có thể hoa nở sớm. Tuy nhiên,  năm thời tiết lạnh kéo dài, nếu như vặt lá muộn, hoa sẽ không nở.

Do trồng đào lâu năm nên anh Roe  phần nào cũng chủ động được khi điều kiện thời tiết bất lợi. Anh thường xuyên ghi chép diễn biến thời tiết để theo dõi, nếu như năm nào nắng nóng kéo dài, tiến hành khoanh gốc sớm để kìm hãm sự phát triển của cây, hãm cho hoa không nở sớm; còn nếu thời tiết lạnh, sẽ be bịt bằng túi bóng hoặc thắp điện, tạo điều kiện ấm áp cho cây đào phát triển ra hoa đúng thời điểm Tết.

Thứ hai, phòng bệnh nấm phấn trắng (rệp trắng) gây ra trên cây đào. Khi đào mắc bệnh nấm phấn trắng, trên lá, thân và cành non, nụ hoa có một lớp phấn trắng bao phủ như  bột trắng. Bệnh xuất hiện khi điều kiện thời tiết mưa nhiều, độ ẩm không khí cao. Khi đã mắc nấm phấn trắng thì hầu như trên thị trường chưa có loại thuốc đặc trị.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng,  Trưởng thôn Núm, xã Dĩnh Trì, trong điều kiện đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp thì việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp thị trường là  hết sức quan trọng, góp phần đáng kể nâng cao thu nhập cho người dân. Mô hình trồng đào cổ của gia đình anh Roe là một trong những mô hình điển hình tiên tiến của địa phương. Bà con có thể học tập, làm theo.

 

 

Nguyễn Thị Thanh
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top