Từ việc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng tại địa phương, nhiều nông dân ở xã Lâm Tân, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng đã đầu tư trồng cây khóm (dứa) trên vùng đất trũng phèn, cho thu nhập khá và ổn định.
Một trong những hộ tiên phong trồng khóm ở xã Lâm Tân là gia đình chị Trương Thị Gọn ở ấp Tân Lập. Năm 2009, gia đình chị mạnh dạn đầu tư trồng 5.000m2 khóm từ diện tích đất nhiễm phèn. Nhờ thích nghi nên cho lợi nhuận gần 100 triệu đồng/năm. Chị Gọn đã quyết định mở rộng lên diện tích 3 ha.
“Khâu chăm sóc khóm đơn giản nhưng lợi nhuận so với lúa cao hơn rất nhiều. Đầu tư ban đầu cho trồng khóm không lớn nhưng lợi nhuận thu đều qua các năm. Với mức đầu tư 15 triệu đồng, mỗi năm có thể thu lợi hàng trăm triệu đồng, tùy theo loại khóm”, chị Gọn cho biết.
Xã Lâm Tân, huyện Thạnh Trị từ lâu thuộc vùng trũng phèn, nhiều khu vực trồng lúa và cây trồng khác thu chi thu nhập thấo. Do vậy, từ hiệu quả kinh tế của gia đình bà Trương Thị Gọn, một số hộ dân đã dần chuyển sang đầu tư trồng khóm.
Anh Trần Thanh Sang, cũng ngụ ở ấp Tân Lập, trồng cây khóm hơn 2 năm nay chia sẻ, hiện trên diện tích 3 công khóm, gia đình anh thu về khoảng 40 triệu đồng/năm.
“Mỗi công khóm (1.000m2) cho thu nhập cao hơn trồng lúa cỡ 4-5 công mỗi vụ. Một trái khóm có trọng lượng từ 1,2kg trở lên đã có thể bán ngay được với mức giá giá 12.500 đồng”, anh Sang chia sẻ.
Lãnh đạo xã Lâm Tân đánh giá, trồng khóm là mô hình hiệu quả, cho thu nhập cao và ổn định. Đến nay, xã Lâm Tân đã có khoảng 10 ha được thí điểm trồng khóm. Tới đây xã sẽ phát triển cây trồng này trên vùng đất kém hiệu quả, vùng trũng phèn thay thế cho các loại cây trồng cho lợi nhuận thấp.
Ông Lưu Sơn Nhì, Chủ tịch UBND xã Lâm Tân cho biết, xã sẽ nhân rộng khóm trên đất vườn tạp, vùng đất kém hiệu quả và nhân rộng dần lên đất lúa. Do cây khóm từ khi bắt đầu trồng cho đến thời gian thu hoạch sẽ mất thời gian từ 18-24 tháng, nên việc chuyển đổi cần có thời gian, nếu chuyển đổi nhanh sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.
Từ hiệu quả kinh tế do cây khóm mang lại, có thể nói việc phát hiện mô hình trồng khóm trên đất trũng phèn đã mở ra một hướng sản xuất mới bền vững cho bà con xã Lâm Tân, huyện Thạnh Trị.
Phòng nông nghiệp huyện Thạnh Trị cho biết, huyện sẽ hỗ trợ, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân, vừa nhân rộng mô hình ở những vùng phèn, mặn không chỉ riêng xã Lâm Tân mà kể các xã vùng trũng khác trên địa bàn huyện, từ đó góp phần nâng cao đời sống của bà con địa phương./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…