Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 30 tháng 7 năm 2018 | 11:2

Trung Quốc chiếm 74% thị phần xuất khẩu rau quả Việt Nam

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2018 chiếm 74% thị phần, với giá trị đạt 1,47 tỷ USD, tăng 18% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

 

Phân loại thanh long xuất khẩu tại nhà máy Kim Thanh 2, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. (Ảnh: Đức Nhung/TTXVN)
 

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá trị xuất khẩu rau quả tháng 7/2018 ước đạt 289 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 7 tháng qua đạt 2,3 tỷ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2017. 

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2018 chiếm 74% thị phần, với giá trị đạt 1,47 tỷ USD, tăng 18% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Bên cạnh đó, các thị trường có giá trị xuất khẩu rau quả tăng mạnh là Thái Lan 37,6%; Hàn Quốc 16,7%; Hoa Kỳ 15,9%. 

Ước giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 7/2018 đạt 156 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu rau quả 7 tháng qua đạt 892 triệu USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2017. 

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, trong tháng 7/2018, việc Trung Quốc mở rộng diện tích thanh long khiến lượng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này dự báo sẽ chững lại. 

Đây có thể là lý do thời gian gần đây thanh long Việt Nam thường xuyên gặp khó về đầu ra. Đối với trái loại 1, đóng thùng xuất khẩu có giá từ 14.000 - 15.000 đồng/kg (ruột trắng) và 26.000 - 27.000 đồng/kg (ruột đỏ). 

Trong khi đó, giá thu mua tại vườn (mua xô) thấp hơn nhiều, thanh long ruột trắng chỉ có giá 8.000 đồng/kg và 13.000 đồng/kg đối với thanh long ruột đỏ. Còn đối với vụ nghịch thanh long ruột trắng có giá từ 20.000 - 25.000 đồng/kg, thanh long ruột đỏ có giá từ 40.000 - 50.000 đồng/kg. 

Tại Hậu Giang, mít Thái được thu mua tại vườn có giá từ 35.000 - 37.000 đồng/kg, tăng 10.000 - 12.000 đồng/kg so với tháng trước. Dự báo, thời gian tới, giá mít Thái có thể duy trì đà tăng này do nhu cầu thu mua lớn để xuất khầu sang Trung Quốc. 

Trong khi đó, mưa bão trong tháng 7/2018 khiến một số loại rau xanh ở các tỉnh khu vực phía Bắc, Bắc Trung bộ, và Lâm Đồng tăng mạnh. B

Cụ thể, tại Đà Lạt, các loại rau ăn lá (xà lách cô rôn, xà lách xoong...) tăng khoảng 15.000 đồng/kg, giá hiện đạt tới 25.000-40.000 đồng/kg. Súplơ xanh có giá 25.000 đồng/bông; súplơ trắng tăng lên khoảng 17.000 đồng/bông; cải đắng có giá 25.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg. 

Tại các chợ ở Hà Nội, rau muống hiện có giá 7.000 đông/mớ, tăng 2.000 đồng/mớ; cải ngọt tăng giá từ 12.000 đồng/kg lên mức 15.000 đồng/kg; su su 12.000 đồng/kg; mướp từ 12.000 đồng/kg tăng lên 15.000 đồng/kg; cà chua tăng từ 18.000 đồng/kg lên 20.000 đồng/kg. 

Ngoài ra, một số loại củ, quả như khoai tây, bí đỏ, bí xanh, củ cải, cà rốt... tăng nhẹ khoảng 2.000 - 3.000 đồng/kg. Nguyên nhân giá rau tăng cao là do mưa kéo dài khiến nhiều diện tích trồng rau ngoài trời bị hư hỏng, ngập úng, sản lượng giảm. 

Dự báo trong những ngày tới, giá rau các loại có khả năng tăng nhẹ do nguồn cung khan hiếm. 

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản dự báo, trong những tháng cuối năm, xuất khẩu rau quả có thể sẽ khó khăn do ảnh hưởng bởi mùa mưa, sản lượng một số loại giảm. Đặc biệt, ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung làm hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc giảm. 

Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ tăng cường tìm kiếm thị trường xuất khẩu nông sản mới và đẩy mạnh tiêu dùng nội địa, nhu cầu nhập khẩu giảm xuống... điều này có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào thị trường này. 

Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhờ ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã tạo điều kiện cho ngành rau quả mở cửa các thị trường mới. 

Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả giảm phụ thuộc vào một thị trường nhất định. Các doanh nghiệp cũng cần tăng cường các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi đảm bảo chất lượng rau quả phục vụ xuất khẩu, nhất là với việc thông tin, kiểm tra chất lượng của các thị trường nhập khẩu.
 
 
 
 
 
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top