Ngay sau những ngày nghỉ Tết cổ truyền Nhâm Dần, nhiều công ty đã xuất khẩu những đơn hàng nông sản, thực phẩm sang các thị trường cao cấp.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam mở rộng đầu tư, dự tính doanh số tăng kỷ lục.
Chế biến nông sản xuất khẩu tại Công ty GC Food - Ảnh: T.MẠNH
Nông sản tăng vào thị trường cao cấp
Ông Nguyễn Văn Thứ, giám đốc Công ty GC Food (Đồng Nai), cho hay mùng 7 tháng giêng âm lịch đi làm lại cũng là ngày có container hàng xuất khẩu đầu tiên các sản phẩm nha đam, thạch dừa sang Nhật Bản.
Năm 2022, GC Food đặt mục tiêu doanh số 350 tỉ đồng, tăng tới 67% so với năm 2021. Doanh số tiêu thụ nội địa cũng tính tăng 50% nên công ty phải triển khai hoạt động ngay từ những ngày đầu năm mới.
"Để đạt kế hoạch, chúng tôi sẽ xây dựng thêm một nhà máy cấp đông củ quả 100 tỉ đồng trong đầu năm mới... để xuất khẩu vào các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Đông...", ông Thứ cho biết.
Còn tại nhà máy sơ chế dừa của Công ty Vina T&T, ngày 29 Tết vừa qua công nhân vẫn tất bật làm việc. Sau đó mùng 3 Tết đã trở lại làm.
Ông Nguyễn Đình Tùng, tổng giám đốc Vina T&T, cho hay các đơn hàng của công ty đã có trong và xuyên Tết nhưng lại trùng với thời điểm nghỉ lễ, các cơ quan kiểm dịch nghỉ. Do đó, đợi kiểm dịch hoạt động trở lại là xuất khẩu ngay.
Không chỉ có dừa tươi, các đơn hàng ngay sau Tết mà Vina T&T phải giao rất đa dạng về chủng loại và thị trường. Với thị trường Mỹ là thanh long, chôm chôm, sầu riêng, nhãn, xoài.
Thị trường Canada là sầu riêng, Úc là xoài và sầu riêng, Hàn Quốc và Nhật Bản là sản phẩm dừa tươi. "Sau Tết chúng tôi cũng xuất khẩu 20 container gạo ST25 sang Mỹ vì hai năm qua chúng tôi đã bỏ nhiều công sức làm thị trường và thương hiệu cho loại gạo này", ông Tùng cho biết.
Còn ông Phạm Thái Bình, tổng giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ), thông tin ngay mùng 6 Tết khai trương đã giao 3 lô hàng đi Malaysia, Đức và Qatar. "Đây là các thị trường truyền thống yêu cầu chất lượng cao mà công ty đã phát triển những năm qua", ông Bình nói.
Kỳ vọng một năm thắng lợi
Theo nhiều lãnh đạo doanh nghiệp và chuyên gia nông nghiệp, với kết quả tích cực của năm 2021 và nhiều mặt hàng bước vào chu kỳ tăng giá, mục tiêu mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đã "đặt hàng" Bộ NN&PTNT năm 2022 tăng trưởng phải trên 3%, xuất khẩu phải đạt trên 50 tỉ USD... dù nhiều thách thức nhưng vẫn có khả năng đạt được.
Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, xuất khẩu cao su Việt Nam trong năm 2021 ước đạt 3,3 tỉ USD, tăng 39% về trị giá so với năm 2020. Tình trạng khan hiếm nguồn nguyên liệu cao su trong năm 2021 và có thể cả ở năm 2022 sẽ là cơ hội tốt cho xuất khẩu cao su Việt Nam.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…