Đang vào cuối vụ với sản lượng không nhiều, nhưng giá sầu riêng tại khu vực ĐBSCL liên tục giảm mạnh và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Nông dân xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, Tiền Giang thu hoạch sầu riêng - Ảnh: V.Trường |
Hiện chỉ còn 27.000 đồng/kg sầu riêng Ri6 loại 1 và 36.000 đồng/kg sầu riêng Monthong (Thái Lan), giảm gần 50% so với tháng trước.
Hơn một tuần nay, nhiều vựa mua sầu riêng xuất khẩu quy mô lớn với bảng hiệu ghi thông tin tiếng Trung Quốc tại Cai Lậy (Tiền Giang) - thủ phủ sầu riêng tại ĐBSCL - gần như không hoạt động, dù những vựa của người Việt vẫn mua sầu riêng bình thường.
Anh Trần Văn Thích, chủ vựa Thích Lễ (xã Tam Bình), cho biết không còn đóng hàng bán cho thương lái Trung Quốc vì họ mua giá rất thấp.
“Sau khi nghe các thương lái Trung Quốc nói thị trường này giảm nhập khẩu, giá sầu riêng liên tục giảm. Thấy bất thường nên tôi ngưng bán cho họ” - anh Thích nói.
Theo các chủ vựa, phần lớn sầu riêng của vùng này được xuất sang Trung Quốc nên khi thương lái Trung Quốc ngưng mua, giá sầu riêng giảm mạnh.
Nông dân Trần Văn Cẩm (xã Tam Bình) cho biết do chỉ có thể bán xô cho thương lái với giá khoảng 15.000 đồng/kg sầu riêng Ri6 nên chẳng có lời, chưa kể sầu riêng bị thất mùa do bị ảnh hưởng hạn, mặn.
Bà Nguyễn Thị Hồng Mai (thương lái ở xã Long Trung, huyện Cai Lậy) xác nhận mua xô tại vườn giá bình quân 13.000 - 15.000 đồng/kg, sau đó phân loại bán cho vựa. Loại 1 chỉ chiếm khoảng 30%, giá 27.000 đồng/kg; loại 2 chiếm hơn 50%, giá 17.000 đồng/kg.
Ngày 8-6, khi nghe chúng tôi hỏi thông tin về việc Trung Quốc cấm nhập sầu riêng VN, bà Hương - chủ một vựa chuyên mua sầu riêng xuất sang Trung Quốc tại xã Long Trung - khẳng định không có chuyện Trung Quốc ngừng nhập sầu riêng VN, nhưng có hạn chế mua bởi chất lượng sầu riêng giống Ri6 thấp do ảnh hưởng đợt hạn, mặn vừa rồi.
“Tôi không nghe ai nói cấm. Giá sầu riêng giảm mạnh một phần do chất lượng, một phần là thuế hay chi phí gì đó tại cửa khẩu tăng quá cao” - bà Hương nói.
Tuy vậy, một thương lái tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) xác nhận phía Trung Quốc siết chặt kiểm tra việc nhập khẩu sầu riêng từ VN. Hiện nay sầu riêng từ miền Nam ra đều phải đi “cửa trắng”, tức phải chia nhỏ ra rồi đi đường tiểu ngạch nên chi phí tăng cao.
“Nhiều khả năng thương lái Trung Quốc ép giá xuống để bù chi phí đầu vào” - vị này cho biết.
Còn ông Cao Văn Hóa - phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang, và ông Đỗ Văn Phước - phó giám đốc Sở Công thương Tiền Giang, cùng khẳng định không có thông tin chính thức nào về việc Trung Quốc cấm nhập khẩu sầu riêng từ VN như đồn thổi, đồng thời bày tỏ nghi ngờ đây là chiêu trò của thương lái Trung Quốc nhằm ép giá sầu riêng VN.
* Ông HOÀng Trung (cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT): Trung Quốc không cấm nhập sầu riêng VN Chúng tôi vừa làm việc với hai đoàn Trung Quốc và chưa nhận được bất kỳ thông tin nào về việc Trung Quốc ngừng nhập sầu riêng từ VN. Việc xuất khẩu sầu riêng bằng đường tiểu ngạch qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc vẫn diễn ra bình thường. Do sầu riêng chưa nằm trong danh mục trái cây được xuất chính ngạch sang thị trường Trung Quốc nên chưa có doanh nghiệp VN nào có hợp đồng xuất khẩu chính ngạch. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sầu riêng và số lượng sầu riêng xuất khẩu qua Trung Quốc rất lớn. * Ông Bùi Thanh Liêm (trưởng Phòng NN&PTNT huyện Chợ Lách, Bến Tre): Chạy theo giá cao, tuổi thọ cây sầu riêng sẽ giảm Thời gian qua, nhiều lúc giá sầu riêng đã bị đẩy lên tới mức ngất ngưởng, có thời điểm lên hơn 100.000 đồng/kg. Việc các thương lái tranh mua bằng mọi giá đã khiến người trồng chạy theo lợi nhuận mà không nghĩ đến hậu quả. Sầu riêng cũng như các loại cây trồng khác, lợi nhuận nằm ở mức vừa phải, tức giá từ 30.000 đồng/kg trở lên là tốt. Nông dân không nên vì thấy cao giá mà lao vào, chạy theo “giá ảo” để rồi cứ siết nước, bón phân, xịt thuốc liên tục... làm tuổi thọ cây sầu riêng bị sụt giảm, năng suất vì thế giảm theo. |
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…