Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 26 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 9 tháng 5 năm 2022 | 10:45

Việt Nam dẫn đầu về xuất khẩu trà sang Đài Loan

Năm ngoái, thị phần xuất khẩu trà Việt sang Đài Loan chiếm 55,23% trong tổng kim ngạch của thị trường này.

Thống kê của Cơ quan quản lý Ngoại thương Đài Loan (BOFT) cho thấy năm ngoái Đài Loan đã nhập hơn 33.000 tấn trà từ hơn 30 đối tác trên toàn thế giới. Tổng kim ngạch nhập khẩu trà của nền kinh tế này đạt 87,8 triệu USD tăng 8,58% về lượng và tăng 13,39% về kim ngạch so với năm 2020.

 

Bà xíu hái chè (trà) tại đồi ở thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng). Ảnh: Phong Vinh
 Bà xíu hái chè (trà) tại đồi ở thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng). Ảnh: Phong Vinh
 

Việt Nam tiếp tục là đối tác cung ứng mặt hàng trà vào Đài Loan nhiều nhất trong năm 2021 với 18.330 tấn, đạt 28,91 triệu USD, tăng 7,1% về lượng và 7,47% về giá trị so với năm 2020. Số lượng này chiếm tỷ trọng 55,23% thị phần nhập khẩu vào Đài Loan. Tuy nhiên, so với cách đây 9 năm, tỷ trọng trên đã giảm 8%.

Nguyên nhân thị phần giảm là do ảnh hưởng của dịch bệnh 3 năm liên tiếp làm cho hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn. Mặt khác, Đài Loan ngày càng khắt khe hơn trong kiểm soát hàng hóa, trong đó nâng tiêu chuẩn về trà. Điều này làm giảm lượng trà Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Đài Loan. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp Việt đã không đạt được ngưỡng tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật.

Tại phiên tư vấn xuất khẩu sản phẩm trà và cà phê sang thị trường Đài Loan và Hong Kong tuần trước, bà Nguyễn Thu Thủy - Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu (Bộ Công Thương), đánh giá nếu Việt Nam nâng cao chất lượng trà, năm nay xuất khẩu sản phẩm này sang các thị trường trên có thể tăng mạnh.

Trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu trà Việt Nam đạt 2.000 tấn, trị giá 3 triệu USD, tăng 3,5% về lượng và tăng 0,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Hiện, sản phẩm trà của Việt Nam cũng đã được xuất khẩu tới hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Pakistan, Đài Loan, Nga, Indonesia, Trung Quốc đại lục là 5 thị trường trọng điểm của trà Việt.

Hiện nay, đối thủ cạnh tranh chính mặt hàng trà của Việt Nam tại Đài Loan là Sri Lanka (tỷ trọng chiếm 15,43% thị phần); Ấn Độ (10,28%); Indonesia (6,46%) và Trung Quốc (4,79%)...

Theo quy định của Đài Loan, sản phẩm trà nhập khẩu vào thị trường này phải tuân thủ "quy định về kiểm tra thực phẩm và sản phẩm liên quan nhập khẩu". Nhà nhập khẩu phải đăng ký kiểm tra với Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (FDA), trong đó, một số sản phẩm quy định cấm nhập khẩu các mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc đại lục.

Theo biểu thuế nhập khẩu của Đài Loan, thuế quan nhập khẩu trà xuất xứ Việt Nam có mức từ 17% đến 22% hoặc 25% tùy loại. Đặc biệt, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng Fipronil cho phép còn 0,002ppm thay vì 0,005ppm (năm 2014).

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top