Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, quan điểm thị trường của VN là không cho phép nghĩ đến việc tiếp tục bảo hộ, bảo vệ không phù hợp với những quy định chung của hội nhập quốc tế.
Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa (Thừa Thiên Huế) chất vấn, nước ta được thiên nhiên ưu đãi về nông nghiệp và rất nhiều nông sản xuất khẩu, nhưng những năm gần đây Bộ Công Thương vẫn cho nhập khẩu một số mặt hàng như ngô, đậu tương, đường, thịt gà, lợn, bò,... tác động không nhỏ đến kích cầu sản xuất và tiêu nhập của nông dân.
Đề nghị Bộ trưởng cho biết, nhập khẩu các nông sản và thực phẩm trên có ảnh hưởng gì đến nền nông nghiệp Việt Nam hay không và Việt Nam chúng ta có sản xuất được các mặt hàng kia không?
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phân tích, Việt Nam là một nước đã hội nhập rất sâu và rộng với thế giới, có độ mở của nền kinh tế đến 170% so với GDP. Đây là một thực tế khi đã có hầu như các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, với hơn 12 đối tác, các nhóm nước lớn nhất của thế giới. Như vậy, căn cứ theo các quy định này, bắt buộc đều phải mở cửa thị trường cho các nhóm sản phẩm, các hoạt động thương mại của đối tác từ các nước.
Việt Nam cũng có quyền tương tự trong việc tiếp cận các thị trường của bên ngoài trong tất cả các nhóm ngành hàng sản phẩm mà chúng ta đã có được thông qua các cam kết hội nhập chung tại khuôn khổ đó. Vì vậy, cho dù đó là gà, thịt lợn, ngô, hay các loại nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất thức ăn gia súc hoặc các sản phẩm khác của nông sản, ta căn cứ theo nguyên tắc của cam kết hội nhập quốc tế, chúng ta đều phải thực hiện mở cửa thị trường.
Thậm chí, phải tiếp tục điều chỉnh các biểu suất về thuế xuất nhập khẩu đối với những sản phẩm này. Tuy nhiên, còn có những điều kiện khác liên quan đến hàng rào kỹ thuật, nhất là các hàng rào về phẩm chất, quy cách, hàng rào kiểm dịch, thực vật, động vật,... để tiếp tục đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, đảm bảo được an toàn thực phẩm, đảm bảo được những yêu cầu chính đáng của bảo vệ thị trường trong nước và sản xuất trong nước.
Theo Bộ trưởng, quan điểm thị trường của VN là không cho phép nghĩ đến việc tiếp tục bảo hộ, bảo vệ không phù hợp với những quy định chung của hội nhập quốc tế.
Vì vậy, Bộ trưởng nhấn mạnh: “Quan điểm của Bộ Công thương và cá nhân tôi, là phải tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt các ngành sản xuất trong đó có ngành nông nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo cạnh tranh có hiệu quả và đặc biệt hướng tới việc phục vụ đáp ứng cho nhu cầu người dân, xã hội ngày càng tốt hơn”.
D.Thanh
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…