Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 20 tháng 1 năm 2021 | 23:43

Vựa hoa lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị hàng phục vụ Tết

Làng hoa Sa Đéc, ở xã Tân Qui Đông (TP. Sa Đéc, Đồng Tháp) không chỉ là vựa hoa lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long mà còn là điểm du lịch hấp dẫn thu hút du khách trong và nước ngoài. Dự kiến, làng hoa sẽ cung ứng hơn 3 triệu giỏ phục vụ Tết Tân Sửu.

 Nông dân Làng hoa Sa Đéc đã dựng giàn, lên chậu, trang trí vườn hoa chuẩn bị cho vụ Tết 2021.

 

Làng hoa Sa Đéc có tuổi đời hơn trăm năm, nằm yên bình bên bờ sông Tiền lộng gió. Nhờ có đất phù sa màu mỡ, hoa kiểng nơi đây quanh năm khoe sắc, nhuộm màu cả một khoảng không gian. Chính bởi vẻ đẹp nên thơ đã thu hút và níu chân biết bao du khách chẳng muốn rời đi.

Cứ vào tháng Chạp hàng năm, làng hoa Sa Đéc là thời điểm đẹp và sôi động nhất. Khoảng hai tuần trước Tết Nguyên đán được xem là thời điểm lý tưởng để đến tham quan làng hoa. Bởi những ngày cận tết, các nhà vườn hầu như đều đã chuyển hoa đi các tỉnh để phục vụ cho thị trường ngày Tết. Dự kiến, làng hoa Sa Đéc sẽ cung ứng hơn 3 triệu giỏ hoa cho thị trường phục vụ Tết Nguyên đán. Cách đây gần 1 tháng nông dân làng hoa Sa Đéc đã dựng giàn, lên chậu và trang trí vườn hoa chuẩn bị cho vụ Tết 2021.

Theo Phòng Kinh tế TP Sa Đéc, tình hình thời tiết đang thuận lợi giúp hoa, kiểng phát triển tốt. Trong đó, nhiều loại hoa chủ lực như: cúc mâm xôi, cúc Đài Loan, cúc Tiger,… dự báo sẽ nở hoa ngay đúng dịp Tết Nguyên đán 2021.

Làng hoa Sa Đéc hiện có hơn 2.500 chủng loại hoa kiểng, cung cấp sản phẩm cho nhiều địa phương trong nước. Để hỗ trợ nông dân sản xuất hoa kiểng Tết, Phòng Kinh tế TP Sa Đéc đã phối hợp các ngành liên quan hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác các giống hoa kiểng sạch bệnh, chất lượng cao.

Trong dịp Tết Nguyên đán 2021, nông dân Làng hoa Sa Đéc “làm mới” sản phẩm của mình bằng cách cập nhật nhiều giống độc, lạ phục vụ nhu cầu thị trường. TP Sa Đéc từng tính tới chuyện bán vé cho du khách tham quan làng hoa nhưng sau đó kế hoạch phải dừng lại.

 

đồng-tháp-tổ-chức-tri-ân-tôn-vinh-những-người-trồng-hoa.jpg
Đồng Tháp tổ chức tri ân, tôn vinh những người trồng hoa.
 

Từ ngày 22/01 đến ngày 27/01/2021, thành phố Sa Đéc sẽ diễn ra Tuần lễ Văn hóa Du lịch Đồng Tháp năm 2021 với chủ đề: “Sa Đéc - Phố và Hoa”.  Theo đó, Tuần lễ Văn hóa Du lịch Đồng Tháp năm 2021 diễn ra với 5 nhóm nội dung lớn gồm: Sa Đéc trên bến dưới thuyền; Sa Đéc gạo trắng, bánh ngon; Sa Đéc xứ sở hoa hồng; Sa Đéc lãng mạn người tình; Sa Đéc xứ sở hạnh phúc.

Đặc biệt, trong chuỗi hoạt động Tuần lễ Văn hóa Du lịch năm nay, Đồng Tháp còn tổ chức Lễ tri ân và tôn vinh nghề trồng hoa kiểng và Lễ hội hoa Sa Đéc cùng với đó là các hoạt động biểu diễn nghệ thuật đường phố: “điệu múa xay bột, tráng bánh”; “điệu múa được mùa hoa”, điệu nhảy “cặp đôi hạnh phúc”; “Vũ khúc tình yêu”…

 

Làng nghề hoa kiểng Phó Thọ - Bà Bộ ngày cận Tết

Những ngày này bà con ở làng nghề hoa kiểng Phó Thọ - Bà Bộ (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) đang tất bật chăm sóc hoa cho kịp khoe sắc đón xuân về. Năm nay, làng nghề đa dạng các loại hoa, hoa tươi tốt, nở đúng thời điểm nên tạo nên một bức tranh hoa xuân rất đẹp.

những-chậu-hoa-đầu-tiên-được-xuất-bán-cho-khách-hàng-tại-làng-hoa-phó-thọ-bà-bộ.jpg
Những chậu hoa đầu tiên được xuất bán cho khách hàng tại làng hoa Phó Thọ - Bà Bộ.

 

Ông Ðoàn Hữu Bốn, Giám đốc Hợp tác xã hoa kiểng Bình An kiêm Phó Chủ nhiệm Làng nghề hoa kiểng Phó Thọ - Bà Bộ, cho biết, vụ Tết này, 120 hộ trồng hoa Tết của làng hoa hiện cung ứng ra thị trường khoảng 360.000 giỏ. Giá cả không chênh lệch so với vụ Tết 2020 là mấy. Tuy nhiên, do thời tiết bất lợi nên tỷ lệ hao hụt và chi phí chăm sóc tương đối lớn. Nhưng với kinh nghiệm mấy mươi năm, bà con trồng hoa ở đây đã khắc phục khó khăn, sẵn sàng giới thiệu ra thị trường những chậu hoa Tết đẹp, tươi tốt.

Ngoài các loại cúc pha lê, cúc mâm xôi, cúc tiger, cúc kim cương, hướng dương... thì mặt hàng chủ lực của làng hoa năm nay là hoa cát tường. Cúc mâm xôi năm nay ở làng hoa trồng không nhiều nhưng chất lượng lại rất tươi tốt, hoa đẹp, tán lớn. Một số loại hoa truyền thống như vạn thọ, trạng nguyên... cũng được bà con ở làng nghề trồng khá nhiều. Đặc biệt, hoa chậu treo năm nay rất được thị trường đón nhận. Những giống hoa này sau khi trưng những ngày Tết có thể dưỡng lại để trồng lâu dài, làm đẹp không gian sống.

Quy hoạch vùng sản xuất cá tra giống công nghệ cao

UBND tỉnh Đồng Tháp và UBND tỉnh An Giang vừa thống nhất nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chung của “Dự án liên kết sản xuất cá tra giống chất lượng cao cồn Chính Sách (xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp) và cồn Vĩnh Hòa (xã Vĩnh Hòa, TX. Tân Châu, An Giang)” để trình Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét phê duyệt. Dự án có quy mô khoảng 500ha, dự kiến tổng mức đầu tư 350 tỷ đồng.

 

 Tập đoàn Việt - Úc triển khai sản xuất cá tra giống công nghệ cao ở cồn Vĩnh Hòa.

 

Trước đó, UBND hai tỉnh đã thống nhất quy hoạch toàn bộ diện tích cồn Vĩnh Hòa và cồn Chính Sách để sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao, cung cấp cho 2 tỉnh và vùng ĐBSCL. Theo nghiên cứu, đây là khu vực đầu nguồn sông Cửu Long, rất thuận lợi cho cá tra sinh sản, cho chất lượng con giống tốt. Một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn đã khảo sát và tiến hành đầu tư những vùng sản xuất cá tra giống ứng dụng công nghệ cao tại khu vực cồn Vĩnh Hòa và cồn Chính Sách.

An Giang: Ban bố tình huống khẩn cấp khu vực sạt lở rạch Cái Sắn đang phát sinh

Mới đây, đoàn công tác do ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang làm trưởng đoàn đã khảo sát tình hình sạt lở tại rạch Cái Sắn (phường Mỹ Thạnh, TP. Long Xuyên) và công tác khắc phục của các ngành chức năng.

 

 Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang (đi đầu bên phải) khảo sát khu vực sạt lở.

 

Đoạn sạt lở dọc bờ rạch Cái Sắn có chiều dài 2.300m. Năm 2019-2020, Trung ương đã hỗ trợ kinh phí đầu tư 500m kè khắc phục sạt lở (gồm 2 đoạn). Hiện nay, có 2 đoạn (khoảng 460m) đang tiếp tục diễn biến phức tạp, sụt lún nhiều, sạt lở 1/3 đoạn đường. Phần đường còn lại xuất hiện các vết nứt lớn, nguy cơ sạt lở rất cao. Tháng 12-2020, UBND TP. Long Xuyên báo cáo UBND tỉnh An Giang xem xét chủ trương thực hiện và hỗ trợ kinh phí để xử lý các đoạn này.

Sau khi khảo sát các khu vực sạt lở, nghe ý kiến đề xuất của các đơn vị liên quan, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đề nghị các sở, ngành tỉnh phối hợp địa phương ban bố tình huống khẩn cấp và lập quy hoạch đầu tư dự án chống sạt lở tại khu vực trên. Việc khái toán kinh phí phải trên tinh thần tiết kiệm, đảm bảo cân đối ngân sách, ưu tiên khu vực cần xử lý trước...

 

Hoáng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top