Nằm ngoài vùng đất bãi sông Đáy, bà con vùng rau Yên Nghĩa đang phấn đấu đạt sản phẩm OCOP 4 sao năm 2020.
Là vùng rau truyền thống lâu đời của quận Hà Đông (Hà Nội), năm 2019, các thành viên HTX Dịch vụ Tổng hợp Hoà Bình, tổ 14, phường Yên Nghĩa, đã có rau mồng tơi, su hào, cải mơ, bắp cải, đậu trạch, cà chua, đạt OCOP 3 sao. Năm 2020, HTX tiếp tục đăng ký OCOP 4 sao, với 4 sản phẩm: rau muống, rau ngót, đậu đũa, súp lơ.
Hướng tới OCOP 4 sao
Bà Nguyễn Thị Bình, tổ 15, phường Yên Nghĩa, cho biết, cũng như bà con vùng bãi ven sông Đáy, gia đình bà tham gia trồng rau từ nhiều đời nay.
Trước đây, thế hệ cha ông của bà vẫn canh tác rau theo lối truyền thống, bón phân chuồng ủ hoai mục, tưới nước sạch sông Đáy. Tuy nhiên, vài chục năm trở lại đây, nước sông Đáy ngày càng ô nhiễm nặng, không thể dùng để tưới rau được.
Vì vậy, năm 2008, để cứu vùng rau truyền thống, quận Hà Đông đã đầu tư hệ thống nước sạch để sản xuất rau an toàn (RAT). Cũng từ đây, bà đã chuyên tâm sản xuất rau sạch cho đến ngày nay.
Theo đó, gia đình bà có 7 sào rau ở bãi sông Đáy, bao gồm: mướp đắng, mướp hương, rau ngót, rau dền, mồng tơi, đậu trạch. Hiện, cải mơ trái vụ, nên đang có giá cao nhất 12.000 đồng/kg, mướp đắng 10.000 đồng/kg, đậu đũa 8.000 đồng/kg.
Trong đó, HTX thu mua khoảng 60 – 70%, còn lại bà con bán ở chợ, hoặc cho khách quen đặt hàng thường xuyên. Bình quân 1 ngày tiêu thụ 1 tạ rau củ quả các loại, với giá trung bình 700 – 800.000 đồng, trừ chi phí, lãi ròng 10 – 15 triệu đồng/tháng.
Cũng như bà Bình, ông Nguyễn Hữu Trung tổ dân phố 16, phường Yên Nghĩa, cũng cho biết, gia đình ông trồng rau từ năm 2008 – 2009 đến nay, với diện tích 4 sào.
Trong đó, rau VietGAP khoảng 1 sào, còn lại là rau an toàn. Chủ yếu canh tác các loại rau ăn lá như: cải mơ, cải ngồng, cải ngọt, rau lang, rau ngót, mồng tơi.
Đầu ra, khá thông thoáng, trong đó HTX thu mua khoảng 20%, còn lại, bán cho thương lái đến lấy tại ruộng; rau VietGAP thua mua cao hơn RAT 1.000 đồng/kg. Giá cả tuỳ theo thị trường, có khi đắt, rau cải mơ lên đến 40 – 45.000 đồng/kg, bình thường 25 – 30.000 đồng/kg.
Bình quân, mỗi ngày gia đình thu hoạch 1 tạ rau, 1 tháng 30 tạ, tương đương với 30.000.000 đồng/tháng, trừ chi phí lãi ròng trên dưới 15 triệu đồng/tháng.
Ông Trương Văn Vĩnh, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Dịch vụ Tổng hợp Hoà Bình, cho biết: “HTX có 500 thành viên, chuyển sang hoạt động theo Luật mới năm 2018, với tổng diện tích 50 ha, trong đó có 11 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Qua kiểm tra, theo dõi các hộ có rau VietGAP đều thực hiện đúng quy trình sản xuất rau an toàn, phun thuốc BVTV đảm bảo thời gian cách ly, có ghi chép đầy đủ. HTX thu mua cao hơn rau thường 1.000 đồng/kg, bà con không phải đi chợ.
Hiện, HTX Hoà Bình đang từng bước sản xuất rau theo hướng hữu cơ, mục đích lâu dài sẽ sản xuất rau hữu cơ, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Ông Vĩnh đang kiểm tra chế phẩm, hướng tới sản xuất rau hữu cơ.
Mặt khác, để sản xuất thành công rau hữu cơ, HTX đang nghiên cứu các chế phẩm vi sinh vật có lợi để làm phân bón, và đã cho bà con thử nghiệm trên đồng ruộng từ tháng 5/2020 đến nay”.
Hỗ trợ của địa phương
Ông Nguyễn Bá Tiến, Phó chủ tịch UBND phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, cho biết: “HTX Hoà Bình lúc mới đi vào hoạt động, gặp rất nhiều khó khăn, từ tổ chức chỉ đạo nông dân sản xuất, đến tìm đầu ra cho sản phẩm. Song, với nỗ lực của các cấp lãnh đạo phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, HTX đã từng bước tạo được niềm tin cho người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội.
Đặc biệt, năm 2017 quận Hà Đông đã giao cho HTX, tổ chức mô hình chuỗi cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn đầu tiên tại chợ Hà Đông. Đồng thời, giúp HTX giới thiệu và đưa rau an toàn vào hệ thống trường học trên địa bàn quận. Hiện, HTX Hoà Bình đang là đối tác của 30 trường học mầm non trên địa bàn Hà Đông”.
Ngoài ra, ông Tiến còn cho biết thêm, năm 2018, HTX cũng đang trong quá trình hợp tác, liên kết sản xuất với các vùng canh tác hữu cơ lân cận, để tăng năng lực cung ứng.
Đáng ghi nhận là, HTX dịch vụ Hòa Bình, đang tiếp tục nâng cấp chất lượng, dịch vụ sản xuất theo định hướng hữu cơ. Với sự hỗ trợ của Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, để sản xuất theo hướng hữu cơ một số nông sản: Nấm sò, cà chua trồng trong bao, hoa cảnh.
Đào tạo, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp hữu cơ, đến toàn thể thành viên trong HTX. Tạo ra một số sản phẩm có giá trị gia tăng, từ nguồn nông sản hữu cơ như: dấm táo hữu cơ, dấm chuối hữu cơ, trà hoa hữu cơ, nấm sấy hữu cơ… Dự kiến, sẽ có sản phẩm ra mắt thị trường trong năm 2020.
Đặc biệt, HTX Dịch vụ tổng hợp Hòa Bình đã tích cực cải tạo cảnh quan, và các quy trình hướng dẫn trải nghiệm giáo dục nông nghiệp, dành cho học sinh khối các trường tiểu học, trên địa bàn quận Hà Đông vào đầu năm 2019.
Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, cho biết: “Thành phố hiện có 1.138 HTX Nông nghiệp; 2.912 trang trại; 164 mô hình ứng dụng công nghệ cao; 141 mô hình liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra, còn có trên 2.300 sản phẩm nông sản, thực phẩm đã gắn mã truy xuất nguồn gốc QR Code. Đây chính là cơ sở tiềm năng để Hà Nội lựa chọn sản phẩm hoàn thiện, đánh giá phân hạng và dự thi sản phẩm OCOP Thành phố Hà Nội.
Điều đáng ghi nhận nữa là, các chủ thể sản phẩm OCOP tham gia rất nhiệt tình, tích cực và có tinh thần trách nhiệm cao. Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, từ cấp huyện đến Thành phố đã được thực hiện công tâm, khách quan, đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương”.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…