Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 23 tháng 2 năm 2022 | 21:22

Xây dựng kế hoạch để xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến, muốn hướng đến xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi thì phải từng bước tiến tới xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

Nguy cơ dịch bệnh trên gia súc, gia cầm xảy ra luôn ở mức cao, đặc biệt dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng, dịch tả lợn… đã và đang xảy ra tại nhiều địa phương trong nước.

 

nuoi-lon.jpg

Một trang trại chăn nuôi ở Bà Rịa-Vũng Tàu. (Ảnh: Hoàng Nhị/TTXVN)

 

Để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm chăn nuôi, đáp ứng yêu cầu của hội nhập thì việc đảm bảo an toàn dịch bệnh cho vật nuôi bằng việc mở rộng xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh là càng trở nên cấp thiết.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến, muốn hướng đến xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi thì yêu cầu là phải xây dựng được xây dựng vùng an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE). Do đó, phải tập trung xây dựng các cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, từng bước tiến tới xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

Chăn nuôi là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai với gần 62%. Đến nay, tỉnh có 7 vùng an toàn dịch và xây dựng 84 trại chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh với bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Tỉnh Đồng Nai xác định chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng trang trại quy mô lớn gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, tổ chức sản xuất theo chuỗi khép kín.

Do đó, bên cạnh việc tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh của cơ sở chăn nuôi, kê khai chăn nuôi, giám sát chủ động và kiểm tra, đôn đốc thực hiện phòng chống dịch tại địa bàn, nhất là các địa bàn có ổ dịch cũ, tỉnh Đồng Nai sẽ đẩy mạnh xã hội hóa tiêm phòng, xây dựng các cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh, nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Hà Nội cũng là địa phương có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn, đứng tốp đầu của cả nước và có  tốc độ phát triển tăng trưởng tốt.

Đặc biệt những năm qua, Hà Nội tiếp tục tập trung phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư đang mang lại hiệu quả rõ nét cả về số lượng, chất lượng.

Bên cạnh đó, hiện tại các trang trại quy mô lớn có xu hướng tăng nhanh và đang giảm dần quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ với 110 trang trại quy mô lớn; 1.609 trang trại quy mô vừa; 5.809 trang trại quy mô nhỏ; 195.539 hộ chăn nuôi.

Hà Nội đến nay có 37 cơ sở chăn nuôi gia súc an toàn dịch bệnh; trong đó có 4 cơ sở chăn nuôi bò; 20 cơ sở chăn nuôi lợn, 13 cơ sở chăn nuôi gia cầm.

Theo ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, bên cạnh chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm tỷ trọng cao, Hà Nội lại có nhu cầu lượng thực phẩm cao nên việc vận chuyển lưu thông động vật và sản phẩm động vật ra vào thành phố rất lớn và khó kiểm soát. Hà Nội có trên 700 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhưng mới có 7 cơ sở giết mổ công nghiệp, 57 cơ sở giết mổ bán công nghiệp, còn lại phần lớn là giết mổ thủ công rất khó khăn trong quản lý và đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Từng bước quản lý chăn nuôi, giết mổ, Hà Nội đang tập trung xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung, đảm bảo các sản phẩm đưa ra thị trường có kiểm soát.

Thành phố xây dựng chuỗi liên kết, gắn các cơ sở giết mổ với các hộ chăn nuôi quy mô lớn, tạo quy trình đồng bộ từ chăn nuôi-giết mổ-tiêu thụ sản phẩm; đặc biệt chế biến sâu các sản phẩm từ động vật để vừa đảm bảo quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững, hiệu quả.

 

Xay dung ke hoach de xuat khau cac san pham chan nuoi hinh anh 2Trang trại chăn nuôi của hộ nông dân Nguyễn Xuân Hiên ở thôn Ngoại, xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, Hà Nội. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
 

Hướng tới trở thành trung tâm chăn nuôi và xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tiên tiến và hiện đại của cả nước và khu vực Đông Nam Á, tỉnh Bình Phước đặt mục tiêu đến năm 2025 xây dựng ít nhất 7 vùng cấp huyện; đến năm 2030 ít nhất 10 vùng cấp huyện.

Tỉnh sẽ hoàn thiện ít nhất 2 nhà máy giết mổ, chế biến thịt gia súc, gia cầm và đưa sản phẩm chế biến xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Đến năm 2045, hầu hết sản phẩm chăn nuôi chính của tỉnh, bao gồm thịt, trứng sản xuất trong các cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học và thân thiện với môi trường. 100% sản phẩm thịt gia súc, gia cầm hàng hóa được cung cấp từ các cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp và trên 70% khối lượng sản phẩm chăn nuôi chính được qua sơ chế, chế biến công nghiệp; trong đó khoảng 30% được chế biến sâu.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Phước, cho biết kế hoạch này nhằm mục đích phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển chăn nuôi toàn diện, hiệu quả, bền vững gắn với phát triển các chuỗi giá trị; nâng cao giá trị gia tăng; bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh, môi trường và an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Tỉnh phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời đẩy mạnh chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi truyền thống theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

Theo Cục Thú y, đến nay, cả nước có 3.705 lượt cơ sở, vùng chăn nuôi tại 52 tỉnh, thành phố được chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với nhiều loại bệnh; trong đó 1.462 cơ sở, vùng chăn nuôi gia cầm; 2.039 cơ sở, vùng chăn nuôi lợn và 204 cơ sở, vùng chăn nuôi gia súc khác.

Ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho biết Cục đang hoàn thiện dự thảo dự án “Tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người.” Dự án sẽ hướng tới xây dựng vùng an toàn dịch bệnh trên gia cầm với các bệnh như cúm gia cầm và Newcastle; trên gia súc với các bệnh như: lở mồm long móng, dịch tả lợn cổ điển, tai xanh, dịch tả lợn châu Phi.

Mục tiêu đến năm 2025, sẽ xây dựng vùng chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm và Newcastle tại 9 huyện thuộc: Bình Dương, Bình Phước và Đồng Nai.

Đồng thời, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh thiết lập vùng đệm cho 23 huyện để từng bước xây dựng vùng an toàn dịch bệnh theo quy định của Việt Nam, sau đó tiến tới áp dụng và đạt tiêu chuẩn của OIE.

Đối với vùng chăn nuôi gia súc, đến năm 2025, xây dựng vùng an toàn với các bệnh lở mồm long móng, dịch tả lợn cổ điển, tai xanh, dịch tả lợn châu Phi của 7 huyện ở các tỉnh Bình Dương và Bình Phước.

Đồng thời, thiết lập vùng đệm cho 18 huyện ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh. Các huyện này cần xây dựng để đạt an toàn dịch bệnh theo quy định của Việt Nam, sau đó tiến tới áp dụng và đạt tiêu chuẩn của OIE./.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top