Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cảnh báo, nếu bị EU rút thẻ đỏ thì sẽ mất kim ngạch xuất khẩu hải sản 400-450 triệu USD/năm.
Năm 2017, xuất khẩu thủy sản của nước đạt 8,3 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2016. Trong đó, hải sản khai thác đạt gần 2,8 tỷ USD, tập trung ở các mặt hàng như: Cá ngừ, cua, ghẹ, các loại cá biển khác. Cuối tháng 10/2017, Ủy ban Châu Âu đã rút “thẻ vàng” cảnh báo đối với hải sản Việt Nam với lý do hành động không kiên quyết truy xuất nguồn gốc thủy sản.
Sau khi bị cảnh báo, việc xuất khẩu thủy sản của nước ta vào Liên minh Châu Âu gặp nhiều khó khăn. Bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định cho biết, hàng năm doanh nghiệp xuất khẩu khoảng 60 triệu Đô la Mĩ, có tới 70% sản phẩm là cá ngừ đại dương, thị trường EU chiếm đến 65-70%. Những hệ lụy do bị ảnh hưởng bởi “thẻ vàng” là rất lớn. Chính phủ và các bộ, ngành đang nỗ lực hết sức để khắc phục tình trạng này trong tháng 4/2018. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, với khối lượng công việc đồ sộ có thể sẽ không thể làm kịp thời.
Nếu bị EU rút thẻ đỏ thì sẽ mất kim ngạch xuất khẩu hải sản sản 400-450 triệu USD/năm. (Ảnh minh họa: KT) |
Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, không mua được nguyên liệu do cơ quan nhà nước không cấp giấy chứng nhận để phục vụ việc xuất khẩu thủy sản mà phải chờ các văn bản điều chỉnh, bổ sung. Quá trình truy xuất nguồn gốc thủy sản thì các máy móc trên tàu cá cũng không đáp ứng yêu cầu…
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biển và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cảnh báo, nếu bị EU rút thẻ đỏ thì sẽ mất kim ngạch xuất khẩu hải sản sản 400- 450 triệu USD/năm. Vì vậy, các ngành, địa phương cùng cộng đồng doanh nghiệp cần nỗ lực để tháo gỡ thẻ vàng trong thời gian sớm nhất. Hiện có 25 quốc gia hiện đang bị cảnh báo với thẻ vàng và thẻ đỏ. Đây là một cảnh báo mà rủi ro luôn nghiêng về phía các doanh nghiệp.
Sau khi bị “rút thẻ vàng”, các ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực để vận động, tuyên truyền ngư dân không đánh bắt bất hợp pháp. Số vụ vi phạm vùng biển nước ngoài giảm hẳn, chỉ có 1 trường hợp vi phạm đánh bắt bất hợp pháp. Các cảng cá phải ghi nhật ký khai thác, Chi cục Thủy sản phải cử đơn vị đến tận cảng cá để xác nhận các thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Trong tháng 5/2018, đoàn kiểm tra của Uỷ ban Châu Âu sẽ đi từng địa phương để kiểm tra, xem xét gỡ bỏ thẻ vàng. Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang nghiên cứu áp dụng phần mềm ghi nhật ký điện tử trong việc quản lý khai thác. Đồng thời sẽ tập trung các giải pháp thực thi, thực hiện đầy đủ 9 khuyến cáo của EC và trên thực địa phải có sự chuyển biến. Khai thác, truy xuất nguồn gốc và đảm bảo được chống đánh bắt bất hợp pháp.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…