Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 7 tháng 2 năm 2020 | 13:45

XK nông sản thời dịch viêm phổi cấp nCoV: Đâu là giải pháp?

Dịch virus corona đã gây tác động tiêu cực đến thương mại nông - lâm- thủy sản giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Nhiều sản phẩm nông sản như: sầu riêng, khoai lang, yến, thạch chuẩn bị ký nghị định thư để được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc trong năm 2020, nhưng tất cả các nội dung thương thảo hai bên đều tạm phải dừng lại.

Đâu là giải pháp căn cơ và lâu dài để tháo gỡ những khó khăn trong thời điểm dịch bệnh phức tạp như hiện nay?

 

tl.jpg
Diễn biến của dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona bùng phát tại Trung Quốc khiến việc tiêu thụ thanh long trên địa bàn tỉnh Long An gặp khó khăn. Ảnh: Thanh Bình

Nông nghiệp chịu tổn thương lớn

Bộ trưởng Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, dịch viêm phổi cấp (corona) tác động tổn thương tất cả các ngành kinh tế, nhưng nông nghiệp sẽ là ngành chịu tổn thương lớn nhất. Bởi, Trung Quốc là thị trường lớn của nông sản Việt Nam, chiếm 22-24% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam; trong đó, nhiều mặt hàng chiếm tỷ trọng cơ bản như rau quả.

Hai mặt hàng chủ lực xuất sang Trung Quốc là thanh long, dưa hấu chiếm tỷ trọng lớn phục vụ thị trường Trung Quốc trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán và lễ sau Tết.

Tuy nhiên, qua rà soát, từ nay đến hết ngày 8/2 (rằm tháng Giêng), tại tỉnh Long An, lượng thu hoạch thanh long khoảng 21.600 tấn. Đợt tiếp theo thu hoạch khoảng 54.000 tấn. Đầu tháng 3, tại Tiền Giang thu hoạch khoảng 10.000 tấn, Bình Thuận khoảng 100.000 tấn...

Hầu hết các sản phẩm trái cây nêu trên là xuất khẩu tươi, chưa qua chế biến.

Tình trạng ùn tắc, dư cung cục bộ sẽ diễn ra do việc hạn chế giao dịch tại các cặp chợ biên giới trên địa bàn các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, lịch nghỉ Tết Nguyên đán của Trung Quốc kéo dài và các biện pháp đảm bảo công tác phòng chống dịch virus corona được triển khai từ cả hai phía.

Đối với các sản phẩm từ chăn nuôi được xuất sang Trung Quốc, đặc biệt là sản phẩm sữa Việt Nam mới được phép xuất khẩu chính ngạch từ tháng 10/2019, việc xuất khẩu sẽ gặp khó khăn khi thông thương nội địa và quốc tế của Trung Quốc bị đình trệ do tác động của dịch bệnh corona.

Đối với xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc, trong quý 1/2020, nhiều nhà nhập khẩu Trung Quốc đã thông báo cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tạm dừng việc giao hàng cho đến hết ngày 9/2, hoặc cho đến khi có thông tin bình thường hóa các hoạt động trở lại từ chính phủ Trung Quốc.

Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, cho biết, tình hình dịch bệnh đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế, như giao thông vận tải, du lịch, bán lẻ, thị trường chứng khoán, logistics.

“Nhiều mặt hàng nông sản phải chịu sức ép về thời vụ, bảo quản như trái cây, nên khó xoay chuyển tình thế trong thời gian ngắn, không dễ chuyển hướng thị trường do chưa được nước khác cho nhập khẩu chính thức cũng như đáp ứng truy xuất nguồn gốc thông thường” , ông Khánh nói.

Trong “nguy” có “cơ”

Theo đánh giá tình hình của ngành nông nghiệp, các ngành hàng thủy sản, gỗ, rau quả và gạo sẽ bị ảnh hưởng lớn từ các diễn biến phức tạp của dịch viêm phổi cấp từ Trung Quốc. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các ngành hàng chuyển đổi phương thức sản xuất và kinh doanh. Thực tế, các ngành hàng đa phần đã có sự chuẩn bị để thích ứng với biến động mạnh này từ thị trường xuất khẩu truyền thống.

Đối với ngành lâm sản, ông Nguyễn Tôn Quyền, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cho biết: Do ảnh hưởng của dịch cúm do virus corona, những lô hàng xuất khẩu dăm gỗ sang Trung Quốc ngay lập tức giảm mạnh, nhưng tôi cho rằng, đây là cơ hội cho ngành chế biến, xuất khẩu gỗ, bởi xuất khẩu dăm gỗ mang lại giá trị không cao, không phát triển bền vững vốn rừng.

“Tới đây, khi xuất khẩu dăm gỗ giảm sẽ bổ sung nguồn nguyên liệu gỗ trong nước để sản xuất ván nhân tạo, MDF, tạo ra giá trị gia tăng cao. Trong 2 tuần qua, nhiều doanh nghiệp của ngành gỗ đã chuyển hướng, đã có 3 - 4 doanh nghiệp chuyên làm dăm xuất khẩu mua thiết bị sản xuất gỗ ván ép, gỗ nhiên liệu”, ông Quyền phân tích.

Ông Quyền cũng nêu kiến nghị nhà nước xem xét tạo điều kiện về lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp bắt đầu chuyển hướng mua thiết bị để sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm dăm, viên nén… này để doanh nghiệp sớm hoàn thiện dây chuyền sản xuất, bắp kịp cơ hội này.

Còn đối với ngành thủy sản, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, cho biết: Hiện nay, tác động hủy đơn hàng với mặt hàng thủy sản do dịch virus corona chưa có, nhưng đã có việc chậm đơn hàng, điều chỉnh đơn hàng. Các đối tác hứa ngày 16/2 mới bắt đầu nhận hàng. Khó khăn trước mắt là, một số hãng tàu biển lớn ngưng nhận các container hàng chở đi Trung Quốc. Các khách hàng lớn Nhật Bản đề nghị không đưa hàng qua Trung Quốc.

“Rủi ro có, nhưng cũng có một số cơ hội. Chúng tôi thấy có 2 cơ hội thúc đẩy tranh thủ sản xuất không tác động nhiều. Trước hết là chuẩn bị hàng đồ hộp, đông lạnh. Những sự kiện như thế này sau 3-5 tháng, sự điều chỉnh văn hóa tiêu dùng rõ rệt, không ăn sống nhiều, hàng tươi sẽ ít đi, nhưng hàng đồ hộp, đông lạnh sẽ có nhu cầu lớn. Cơ hội thứ hai, một số ngành Trung Quốc đang cạnh tranh với chúng ta như cá ngừ, Trung Quốc là 1 trong 5 nước bán cá ngừ lớn, hiện nay các nước không mua cá ngừ Trung Quốc nên giá giảm sâu. Các doanh nghiệp cá ngừ Việt Nam đang coi đây là cơ hội đối với các nguồn tiêu thụ khác, gia tăng thị phần, giá cả”, ông  Nam cho hay.

Bài học “không để trứng vào một giỏ”

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, rõ ràng, nhìn nhận lại dịch viêm phổi cấp corona ảnh hưởng lớn đến kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp. Bởi vì cho đến nay, diễn biến của dịch bệnh chưa biết bao giờ mới dừng. Bộ sẽ tổ chức thương mại tìm thị trường khác. Ngay trong tháng này sẽ xúc tiến thương mại tại một số thị trường: gồm 1 đoàn công tác sang Đu Bai (Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất); 1 đoàn tiếp tục sang thị trường Mỹ, thị trường Nhật Bản, thị trường Brazil và các thị trường khác nhằm một mục tiêu không phải lúc này mới đi mà chúng ta đi vì chiến lược dài hơi hơn, nhân dịp này thì càng thúc đẩy hơn.

“Chúng ta phải nhìn nhận, cũng có cơ hội tạo một áp lực bức bách để đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp sâu hơn trên cơ sở chuỗi liên kết. Không thể để tình trạng cứ đưa ra các sản phẩm thô, cứ đi bán tươi để có một cái rủi ro gì lại tập trung đôn đáo vào giải quyết chuyện này. Đây tiếp tục là một trong những bài học và là cơ hội cấp thiết để chúng ta tiếp tục tập trung tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng vùng hàng hóa, chế biến sâu hơn, liên kết thật chặt để chuỗi giá trị dài và mở ra nhiều thị trường mới để chúng ta không “để trứng vào 1 giỏ””, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Đồng thời, tổ chức tăng cường công tác thương mại ở trong nước và tập trung chế biến, nhằm giảm bớt xuất khẩu tươi, xuất khẩu thô, giảm bớt khối lượng. Và yêu cầu ngành hàng logistic kiểm tra lại tổng kho dự trữ đông lạnh được, có thể đưa một số sản phẩm vào ướp đông lạnh để kéo dài thời gian chúng ta có thể phân phối thương mại.

Một điểm nữa là căn cứ tình hình thì có thể một số đối tượng sản xuất nông nghiệp thay đổi. Những vùng chuyên trồng dưa hấu không trồng dưa hấu nữa, phải chuyển sang cây khác, những cây ngắn ngày cùng với thời gian sinh trưởng nhưng là nhóm sản phẩm dễ tiêu thụ như: đậu tương, ngô, lạc..., thậm chí nhiều vùng chuyển sang trồng cỏ để phát triển chăn nuôi đại gia súc...

 

 

Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top