Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 12 tháng 3 năm 2021 | 17:27

XK thủy sản tăng mạnh, cần tăng cường quản lý chất lượng

Theo Vasep, đầu năm 2021, dịch bệnh Covid-19 đã được khống chế, thêm vào đó năm nay kỳ nghỉ tết nguyên đán diễn ra vào tháng 2 nên đã giúp thời gian thực hiện hoạt động xuất khẩu nhiều hơn so với cùng kỳ năm trước.

5609_xk_myc_bych_tuyc.jpg
xuất khẩu thủy sản tăng mạnh.

 

Thủy sản xuất khẩu mạnh sang EU 

Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam của Việt Nam trong tháng 1/2021 tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020, đạt gần 44 triệu USD, trong đó các thị trường chính đều tăng trưởng mạnh như Australia, Italy, Bồ Đào Nha, Trung Quốc…

Mức tăng trưởng này, theo nhìn nhận của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), là do năm nay kỳ nghỉ tết nguyên đán diễn ra vào tháng 2, nên thời gian sản xuất và xuất khẩu nhiều hơn so với tháng 1 năm trước.

Trong tổng cơ cấu mực, bạch tuộc xuất khẩu của Việt Nam, mực chiếm 52%, bạch tuộc chiếm 448%. Giá trị XK bạch tuộc và mực tăng so với cùng kỳ. Hiện, xuất khẩu mực và bạch tuộc chế biến (HS 16) đều giảm lần lượt là 29% và 18% so với cùng kỳ. Mực khô/nướng (HS 03) là mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất 36% đạt 10 triệu USD.

Theo Vasep, đầu năm 2021, dịch bệnh Covid-19 đã được khống chế, thêm vào đó năm nay kỳ nghỉ tết nguyên đán diễn ra vào tháng 2 nên đã giúp thời gian thực hiện hoạt động xuất khẩu nhiều hơn so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường này dự kiến sẽ tăng trong những tháng tới.

Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang EU cũng đang có sự tăng trưởng. Đơn cử như xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Bồ Đào Nha đang tăng mạnh 430% so với cùng kỳ; xuất khẩu sang Italy cũng đang tăng tới 34%.

Vasep cho rằng, sau một thời gian chịu tác động của thẻ vàng IUU, cộng thêm tác động của dịch bệnh Covid-19 khiến nhu cầu giảm. Tuy nhiên, nhờ có Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam – EU, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang các thị trường EU tiếp tục được cải thiện. EU hiện đang là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam.

Ngoài ra, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang khối thị trường tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng đang có sự tăng trưởng. Trong đó, Nhật Bản, Australia và Malaysia đang là các thị trường nhập khẩu nhiều nhất trong khối thị trường này.

Nhật Bản, hiện đang là thị trường nhập khẩu mực , bạch tuộc đơn lẻ lớn thứ 2 của Việt Nam. Nhật Bản trong tháng 01/2021 đạt gần 8 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản các sản phẩm như mực nang đông lạnh, mực ống cắt khoanh đông lạnh, mực ống nguyên con làm sạch sushi ăn liền đông lạnh, mực ống đông lạnh Geso, mực ống đông lạnh Sugata, mực ống đông lạnh Sushi, mực ống slice đông lạnh Marusaki, mực nang cắt trái thông đông lạnh, bạch tuộc tẩm bột đông lạnh, surimi bạch tuộc đông lạnh, bạch tuộc chế biến đông lạnh, bạch tuộc cắt chần đông lạnh, bạch tuộc cắt luộc đông lạnh…

Vasep dự kiến xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam thời gian tới dự kiến sẽ tiếp tục tăng khi dịch Covid-19 đang dần dần được khống chế trên toàn thế giới, nguồn cung nguyên liệu sụt giảm, nhu cầu nhập khẩu mực, bạch tuộc của thế giới.

Giá thu mua cá ngừ tăng vọt

Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam cho biết mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng xuất khẩu cá ngừ trong thời gian qua vẫn có nhiều tín hiệu tích cực.

 

img_6821.JPG
Tại cảng cá Quy Nhơn (TP.Quy Nhơn, Bình Định), hàng trăm tàu cá rồng rắn nối đuôi nhau cập cảng.

 

Theo đó, sản lượng cá ngừ đại dương trong năm 2020 đạt hơn 17.000 tấn, tổng giá trị xuất khẩu đạt 648 triệu USD. Thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, chiếm tới 41% thị phần, tăng 11% (so với những năm trước đây chỉ chiếm hơn 30%). Ngoài Mỹ, khu vực Trung Đông chiếm 15%, EU 14%, ASEAN 5%, Nhật Bản 4%, còn lại là các nước khác. Những tháng đầu năm 2021, việc xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang các nước ổn định, nhờ vậy giá cá ngừ đại dương được các doanh nghiệp (DN) thu mua tăng 10%-15% so với năm trước.

Nhu cầu xuất khẩu tăng, nguồn nguyên liệu khai thác tại chỗ không đủ đáp ứng nên nhiều DN đã nhập thêm nguồn nguyên liệu từ nước ngoài (Malaysia, Philippines, Indonesia...) để chế biến và xuất khẩu.

Ông Vũ Đình Đáp, Chủ tịch Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam, cho rằng với những tín hiệu tích cực như hiện nay, khả năng năm nay Việt Nam sẽ đạt được sản lượng xuất khẩu cá ngừ bằng hoặc hơn con số 17.000 tấn.

Theo ông Đáp, sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, nhiều mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam khi xuất khẩu sang EU có những chuyển biến tích cực. Trong đó, đáng chú ý nhất là hạn ngạch 11.500 tấn cá ngừ đóng hộp ưu đãi 0% thuế. "Chúng ta đã có chính sách nhưng việc phân bổ và xuất khẩu còn hạn chế nên chưa tận dụng hết hạn ngạch này" - ông Đáp chia sẻ.

Công ty TNHH Hải Vương (Khánh Hòa) hoạt động trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu thủy sản với các sản phẩm chủ lực từ cá ngừ đại dương. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, xuất khẩu của công ty giảm 14% so với năm 2019. Những tháng đầu năm 2021, công ty đã nhận được nhiều đơn hàng xuất khẩu chủ yếu từ thị trường Mỹ, EU, các nước Trung Đông..., trong đó Mỹ chiếm tỉ trọng lớn nhất. Năm nay, DN đặt mục tiêu sẽ xuất khẩu khoảng 51.700 tấn sản phẩm cá ngừ đại dương và các loại cá biển khác.

Tăng cường kiểm tra hoạt động nhập khẩu và kinh doanh cá tầm

Nhằm đấu tranh, ngăn chặn, xử lý đối với các hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh, buôn bán mặt hàng cá tầm nhập lậu tràn lan, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia Đinh Tiến Dũng vừa có văn bản yêu cầu một số Bộ, ngành và Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường kiểm tra chặt chẽ việc các doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu cá tầm.

 

ca_tam_lroz.jpg
Cần tăng cường kiểm tra chặt chẽ việc các doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu cá tầm.

 

Cụ thể, Ban chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu các Bộ: Tài chính, Công an, Công Thương, NN&PTNT, Quốc Phòng và Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Giang, Lào Cai và các địa phương có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra chặt chẽ việc các doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu cá tầm từ Trung Quốc vào Việt Nam bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát trong thị trường nội địa (nhất là các trung tâm tiêu thụ lớn tại Hà Nội và TP HCM) để đấu tranh, ngăn chặn, xử lý đối với các hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh, buôn bán mặt hàng cá tầm (như vi phạm về nguồn gốc, xuất xứ, giấy phép, sở hữu trí tuệ; kiểm dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm, gian lận thương mại...).

Bên cạnh đó, giao Bộ NN&PTNT công bố rộng rãi danh sách các loại cá tầm được phép nhập khẩu để các cơ quan chức năng thuận lợi trong việc thực hiện và kiểm tra, kiểm soát.

Chỉ đạo này của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về những thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng nêu thời gian qua về việc nhập khẩu và kinh doanh cá tầm.

Bên cạnh đó là một số kiến kiến nghị, xem xét các vấn đề về nhập khẩu tràn lan cá tầm từ Trung Quốc, ảnh hưởng lớn tới kinh doanh và tiêu dùng tại thị trường trong nước./.

 

Thanh Tâm (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top