Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê cho biết, tính chung 10 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 267,93 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 69,77 tỷ USD, tăng 7,7%, chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 198,16 tỷ USD, tăng 20,1%, chiếm 74%.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước đạt gần 270 tỷ USD
Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2021 ước tính đạt 53,5 tỷ USD giảm 0,4% so với tháng 9 và tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa vẫn duy trì tốc độ tăng cao, đạt 537,31 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 16,6%; nhập khẩu tăng 28,2%.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thực hiện tháng 9/2021 đạt 27,03 tỷ USD, cao hơn 26 triệu USD so với số ước tính. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10/2021 ước tính đạt 27,3 tỷ USD, tăng 1,0% so với tháng trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 6,89 tỷ USD, giảm 1,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 20,41 tỷ USD, tăng 2,0%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10 tăng 0,3%, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước giảm 1,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 1,1%.
Tính chung 10 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 267,93 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 69,77 tỷ USD, tăng 7,7%, chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 198,16 tỷ USD, tăng 20,1%, chiếm 74%.
Trong 10 tháng năm 2021 có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,4% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 63%).
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 10 tháng năm 2021, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước tính đạt 3,03 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 1,1% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu (tỷ trọng bằng cùng kỳ năm trước). Nhóm hàng công nghiệp chế biến ước tính đạt 238,81 tỷ USD, tăng 17,3% và chiếm 89,1% (tăng 0,5 điểm phần trăm). Nhóm hàng nông sản, lâm sản đạt 19,2 tỷ USD, tăng 15,1% và chiếm 7,2% (giảm 0,1 điểm phần trăm). Nhóm hàng thủy sản đạt 6,89 tỷ USD, giảm 0,8% và chiếm 2,6% (giảm 0,4 điểm phần trăm).
Về thị trường xuất khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2021, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 76 tỷ USD, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 44,2 tỷ USD, tăng 16,8%. Thị trường EU đạt 31,7 tỷ USD, tăng 8,9%. Thị trường ASEAN đạt 23 tỷ USD, tăng 21,3%...
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa thực hiện tháng 9/2021 đạt 26,67 tỷ USD, cao hơn 166 triệu USD so với số ước tính.
Theo Báo cáo, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2021 ước tính đạt 26,2 tỷ USD, giảm 1,7% so với tháng trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 8,6 tỷ USD, tăng 3,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 17,6 tỷ USD, giảm 4,1%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 10 tăng 8,1%, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước tăng 2,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 11,2%.
Tính chung 10 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 269,38 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 92,5 tỷ USD, tăng 22,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 176,88 tỷ USD, tăng 31,3%.
Trong 10 tháng năm 2021 có 39 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 91,4% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 10 tháng năm 2021, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 252,21 tỷ USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 93,6% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa (tăng 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước), trong đó: Nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 124,13 tỷ USD, tăng 22,4% và chiếm 46,1% (giảm 2,2 điểm phần trăm); nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu đạt 128,08 tỷ USD, tăng 35,2% và chiếm 47,5% (tăng 2,5 điểm phần trăm). Nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 17,17 tỷ USD, tăng 22,5% và chiếm 6,4% (giảm 0,3 điểm phần trăm).
Về thị trường nhập khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2021, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 89,4 tỷ USD, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 45,5 tỷ USD, tăng 21,4%. Thị trường ASEAN đạt 33 tỷ USD, tăng 34,8%. Nhật Bản đạt 18 tỷ USD, tăng 9%. Thị trường EU đạt 13,8 tỷ USD, tăng 15,9%...
Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 9 xuất siêu 360 triệu USD ; 9 tháng nhập siêu 2,55 tỷ USD; tháng 10 ước tính xuất siêu 1,1 tỷ USD. Tính chung 10 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 1,45 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 19,63 tỷ USD), trong đó: Khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 22,73 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 21,28 tỷ USD.
Dịch bệnh được kiểm soát, sản xuất công nghiệp khởi sắc
Dịch bệnh được kiểm soát, các địa phương dần bỏ biện pháp giãn cách xã hội, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước được khôi phục. Điều này đã giúp chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) tháng 10/2021 ước tăng 6,9% so với tháng trước.
Tính cả 10 tháng của năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2020. Theo đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 4,5% (đóng góp 3,99 điểm phần trăm vào mức tăng chung); ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,1% (đóng góp 0,36 điểm phần trăm); ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,4% (đóng góp 0,05 điểm phần trăm); riêng ngành khai khoáng giảm 7% (làm giảm 1,1 điểm phần trăm).
Theo Tổng cục Thống kê, có được kết quả này là nhờ các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước được khôi phục trong trạng thái bình thường mới.
Trong mức tăng chung của IPP 10 tháng, ngành chế biến, chế tạo tăng 4,5%, đóng góp 3,99 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,1%, đóng góp 0,36 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,4%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 7%, làm giảm 1,1 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
Đồng thời, chỉ số sản xuất 10 tháng năm 2021 của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất kim loại tăng 25,1%; sản xuất xe có động cơ tăng 12,5%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 10,5%; dệt tăng 7,8%;…
Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 19,2%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 13,3%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị giảm 8,7%; sản xuất đồ uống giảm 5,8%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 5,4%.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 10 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước như linh kiện điện thoại tăng 38,8%; thép cán tăng 37,3%; xăng dầu các loại tăng 15,5%; khí hóa lỏng LPG tăng 14,1%; ô tô tăng 12,4%; sắt, thép thô tăng 11,4%; sữa bột tăng 9,6%; thức ăn cho gia súc tăng 9,5%; giày, dép da tăng 8,5%.
Về lao động, số lượng người làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp ghi nhận tại thời điểm ngày 1/10 đã tăng 7,7% so với cùng thời điểm tháng Chín, song vẫn giảm 7,9% so với cùng thời điểm năm trước. Tương ứng, lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 1,2% và giảm 3,4%, doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 7,2% và giảm 9,7%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 9% và giảm 7,8%.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…