Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 3 tháng 10 năm 2018 | 9:50

Xuất khẩu rau quả 9 tháng đạt 3,1 tỷ USD

Bộ NN&PTNT cho biết, giá trị xuất khẩu rau quả tháng 9/2018 của Việt Nam ước đạt 380 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 3,1 tỷ USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2017.

 

Xuất khẩu rau quả sang nhiều thị trường lớn có dấu hiệu tăng mạnh như Thái Lan, Úc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

 

Theo thống kê, Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về nhập khẩu rau quả của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2018 với 74,1% thị phần. Xuất khẩu rau quả sang thị trường này trong 8 tháng đầu năm 2018 đạt gần 2 tỷ USD, tăng 11,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Tám tháng đầu năm 2018, các thị trường có giá trị xuất khẩu rau quả tăng mạnh là Thái Lan (tăng 37,9%), Úc (tăng 36%), Hoa Kỳ (tăng 26,3%) và Hàn Quốc (tăng 21,4%).

Giá trị nhập khẩu rau quả của Việt Nam tháng 9/2018 ước đạt 156 triệu USD, đưa tổng giá trị mặt hàng rau quả nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2018 đạt 1,3 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, nhập khẩu rau ước đạt 330 triệu USD, tăng 35,9% so với cùng kỳ 2017 và mặt hàng quả ước đạt 911 triệu USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2017. Thị trường mà Việt Nam nhập khẩu rau quả lớn nhất trong 8 tháng đầu năm 2018 là Thái Lan (chiếm 45% thị phần) và Trung Quốc (chiếm 21,9%).

Trong 8 tháng đầu năm 2018 giá trị nhập khẩu rau quả của Việt Nam ở hầu hết các thị trường chính đều tăng so với cùng kỳ năm 2017 ngoại trừ thị trường Thái Lan (giảm 16,6%) và thị trường Myanmar (giảm 13,4%). Các thị trường mà Việt Nam nhập khẩu rau quả tăng nhiều nhất là Hàn Quốc (tăng 93,8% về kim ngạch), trường Hoa Kỳ (tăng 83,5%) và Úc (tăng 72,7%).

Trong tháng 9/2018, giá một số loại trái cây tại vùng Đồng bằng sông Cửu long tăng đáng kể. Giá mít Thái ở ĐBSCL được các thương lái thu mua với giá từ 54.000-55.000 đ/kg, tăng khoảng 5.000-10.000 đ/kg so cách đây một tháng. Đây là lần đầu tiên giá mít Thái lập một kỷ lục mới phá vỡ mức cũ là 50.000 đ/kg trong những năm qua.

Ngoài ra, thị trường sầu riêng tại Đaklak tăng mạnh với mức giá 68.000-70.000 đ/kg, trong khi giá năm ngoái là khoảng 45.000-48.000 đ/kg với điều kiện thời tiết thuận lợi khiến sầu riêng được mùa. Cũng trong tháng 9/2018, giá thanh long mua tại vườn ở tỉnh Bình Thuận bất ngờ đạt mức giá từ 22.000-25.000 đ/kg, tùy chất lượng do gần đến tết Trung thu nên thị trường Trung Quốc tiêu thụ mạnh. Trong khi đó, bơ Booth (bơ muộn) tại Tây Nguyên chỉ đạt mức giá 25.000 – 30.000 đ/kg, trong khi mức giá của năm ngoái là từ 40.000 – 50.000 đ/kg. Lý do giá loại bơ này giảm là do tình trạng mở rộng diện tích trồng bơ Booth tự phát, thiếu tính bền vững trong khi loại trái cây này chưa phù hợp với thị hiếu tiêu dùng trong nước.

Thị trường rau củ trong tháng 9/2018 có sự biến động tăng tại một số vùng phía Bắc do tác động của các cơn bão gây mưa lớn làm sản lượng rau củ tại những khu vực trồng rau giảm đáng kể, đặc biệt tại một số chợ đầu mối của Hà Nội có mức tăng giá của các loại rau củ rất mạnh từ 30 - 40% trong nửa đầu tháng 9. Trong khi đó tại Ninh Thuận, hành tím đang được thương lái thu mua tại ruộng với giá chỉ từ 14.000 đồng/kg trở lại, hành giống từ 10.000-12.000 đ/kg, giảm 50% về giá so với cùng kỳ năm ngoái, khiến người dân đang gặp rất nhiều khó khăn.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top