Năm 2017, tổng đàn gia cầm của huyện Yên Thế (Bắc Giang) đạt 4,6 triệu con, sản lượng thịt gà xuất chuồng đạt 18.530 tấn và 9,6 triệu quả trứng, trị giá trên 1.356 tỷ đồng.
Năm 2018, Yên Thế tập trung nâng cao chất lượng gà đồi thương phẩm, quảng bá thương hiệu nhằm tạo lập thị trường tiêu thụ ổn định.
2017, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng năm 2017 Yên Thế vẫn đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 17,06%, tăng 0,53% so với năm 2016. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung mang tính hàng hóa như: vùng chè nguyên liệu quy mô khoảng 500ha, sản lượng chè tươi đạt 4.085 tấn; vùng trồng cây ăn quả quy mô 4.750 ha, sản lượng quả tươi 20.000 tấn.
Tổng đàn gia cầm của huyện đạt 4,6 triệu con, đàn lợn 90.500 con, đàn trâu, bò 11.000 con, đạt 100% kế hoạch. Công tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm chỉ đạo nên không để xảy ra dịch bệnh. Trong năm, huyện trồng mới được 1.350ha rừng, đạt 168,75% kế hoạch, khai thác trên 980ha rừng trồng với sản lượng hơn 89.194m3 gỗ các loại. Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước đạt 1.463 tỷ đồng.
Yên Thế đã làm quy trình sáp nhập xã Bố Hạ và thị trấn Bố Hạ thành một đơn vị hành chính; xây dựng đề án điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Cầu Gồ đến năm 2035; khởi công xây dựng khu dân cư mới thị trấn Cầu Gồ. Có 10 dự án được chấp thuận đầu tư với tổng mức đăng ký 1.492 tỷ đồng.
Trong năm, Yên Thế có xã Phồn Xương và thôn Đồng Lân, (xã Đồng Kỳ) đạt chuẩn NTM, bình quân các xã đạt 12 tiêu chí/xã. Toàn huyện có 50/63 trường đạt chuẩn quốc gia; đào tạo việc làm mới cho 2.125 lao động; đưa 243 lao động đi xuất khẩu; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50,5%.
Nuôi gà đồi theo hướng bền vững
Những năm qua, huyện Yên Thế đã hình thành vùng chăn nuôi gà tập trung với quy mô thường xuyên 12 triệu con/năm, trở thành huyện có đàn gà gia cầm lớn nhất nước và là con vật đầu tiên được công nhận nhãn hiệu tập thể chỉ dẫn địa lý…
Năm 2017, đàn gia cầm của Yên Thế đạt 4,6 triệu con (trong đó đàn gà 3,74 triệu con), sản lượng thịt xuất chuồng đạt 18.530 tấn và 9,6 triệu quả trứng, giá trị đạt trên 1.356 tỷ đồng. Có trên 2.000 hộ nuôi từ 500 - 1.000 con, 700 hộ nuôi từ 1.000 - 2.000 con, quy mô trên 2.000 con có khoảng 230 hộ. Cá biệt, có hộ nuôi tới 7.000 - 9.000 con/lứa và nhiều lứa/năm.
Nuôi gà đồi đã trở thành nghề cho thu nhập ổn định, từ 50-100 triệu đồng/năm. Năm thuận lợi có thể đạt 150 - 200 triệu đồng/hộ.
Hàng năm, huyện Yên Thế đều trích ngân sách hỗ trợ nông dân phát triển, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các hộ yên tâm đầu tư phát triển sản xuất như: Hỗ trợ thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi gà đồi hàng hóa bền vững giai đoạn 2016 - 2020; thường xuyên kiện toàn hệ thống cán bộ thú y từ huyện đến các thôn bản như trích ngân sách trả phụ cấp cho đội ngũ cán bộ thú y thôn bản; tổ chức lồng ghép nhiều nguồn vốn triển khai các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học cho các hộ chăn nuôi, đặc biệt là hộ nghèo và hộ cận nghèo. Theo đó, các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ kinh phí để mua giống, vật tư và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi...
Để đạt được kết quả như trên, Huyện ủy, UBND huyện Yên Thế đã lãnh đạo, chỉ đạo huy động sự tham gia tích cực của các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và các doanh nghiệp cùng sự hưởng ứng tích cực của các hộ chăn nuôi. Từ đó, phát huy sức mạnh tập thể trong cơ chế thị trường, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Năm 2018, huyện Yên Thế xác định tập trung chỉ đạo và hỗ trợ các hộ chăn nuôi nâng cao chất lượng gà đồi thương phẩm, duy trì quy mô tổng đàn gia cầm ổn định ở mức 4,5 triệu con trở lên, trong đó, đàn gà ổn định từ 4 - 4,3 triệu con. Mỗi năm cung ứng ra thị trường 11 - 13 triệu con gà thương phẩm, giá trị sản xuất 1.300 - 1.500 tỷ đồng.
Đồng thời, quan tâm, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác quảng bá thương hiệu, thu hút đầu tư, tạo lập thị trường tiêu thụ gà đồi ổn định, nhất là đối với thị trường thành phố Hà Nội.
P.V
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…