Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 23 tháng 10 năm 2016 | 9:21

10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam đã vượt 92 tỷ USD

Tổng cục Hải quan vừa có thống kê về tình hình xuất nhập khẩu các mặt hàng trong 9 tháng năm nay.Theo thống kê này, trong 9 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 253,44 tỷ USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ.


10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam 9 tháng năm 2016.

Riêng xuất khẩu đạt gần 128,58 tỷ USD, tăng 7%, tương ứng tăng gần 8,43 tỷ USD so với cùng kỳ. 

Khối các nước FDI chiếm phần lớn các danh mục xuất khẩu hàng hoá về điện thoại, máy tính, linh kiện điện tử. Tính chung, xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt gần 90 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước 9 tháng.

Thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất ở Việt Nam, đóng góp khoảng 92,2 tỷ USD, chiếm tới 71,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, gồm: 

Điện thoại các loại và linh kiện: Tính đến hết tháng 9, xuất khẩu nhóm mặt hàng điện thoại đạt gần 25,5 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ, chiếm 19,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Các thị trường xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam gồm EU (28 nước) đạt kim ngạch hơn 8,01 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 31,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước; Ả Rập Thống nhất với kim ngạch 3,17 tỷ USD, giảm 11,2%; Mỹ đạt kim ngạch hơn 3,12 tỷ USD, tăng 56,3%...

Hàng dệt may: Xuất khẩu dệt may 9 tháng đạt 17,78 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ.

Trong đó, thị trường Mỹ đạt 8,64 tỷ USD, tăng 4%; EU đạt 2,64 tỷ USD, tăng 5,18%; sang Nhật Bản đạt 2,15 tỷ USD, tăng 6% và sang Hàn Quốc đạt 1,71 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Đạt kim ngạch xuất khẩ 12,89 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ, chiếm 10% trong xuất khẩu của cả nước.

Các thị trường nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc với gần 2,43 tỷ USD, tăng 26,6% so với cùng kỳ; EU với kim ngạch hơn 2,65 tỷ USD, tăng 17,4%; Mỹ đạt gần 2,14 tỷ USD, tăng 6,7%...

Giày dép các loại: Xuất khẩu 9 tháng đạt hơn 9,41 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ.

Các thị trường nhập khẩu giầy dép là Mỹ với kim ngạch hơn 3,31 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ; EU là 3 tỷ USD, tăng 4%; Trung Quốc đạt 633 triệu USD, tăng 17,1%... 

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: Xuất khẩu nhóm hàng này đạt gần 7,32 tỷ USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ. 

Các thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị của Việt Nam là Mỹ đạt kim ngạch gần 1,53 tỷ USD, tăng 30,5% so với cùng kỳ; Nhật Bản, với kim ngạch gần 1,15 tỷ USD, tăng 10,1%; ASEAN với kim ngạch 985 triệu USD, tăng 7,2%...

Hàng thủy sản: Xuất khẩu thủy sản đạt gần 5,02 tỷ USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Các thị trường chính nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam đều tăng như Mỹ đạt 1,05 tỷ USD, tăng 14,3%; EU đạt 865 triệu USD, tăng 1,7%; Nhật Bản đạt hơn 759 triệu USD, tăng 1,8%. 

Đặc biệt, hàng thủy sản của Việt Nam xuất sang Trung Quốc tăng mạnh lên 474 triệu USD, tăng tới 52,8% so với cùng kỳ.

Gỗ và sản phẩm gỗ: Giá trị xuất khẩu 9 tháng đạt gần 4,98 tỷ USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ. 

Các thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam gồm Mỹ với kim ngạch gần 1,99 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ; Nhật Bản với 729 triệu USD, giảm 2% ; Trung Quốc với 718 triệu USD, tăng 9,4%...

Cà phê: Xuất khẩu cà phê 9 tháng đạt 1,4 triệu tấn, trị giá gần 2,52 tỷ USD, tăng 40,3% về lượng và tăng 23,7% về trị giá so với cùng kỳ.

Các thị trường nhập khẩu cà phê của Việt Nam gồm EU với 610 nghìn tấn trị giá gần 1,01 tỷ USD, tăng 30,6% về lượng và 15,8% về trị giá so với cùng kỳ; Mỹ với 333 nghìn tấn trị giá 185 triệu USD, tăng 66,2% về lượng và 45,3% về trị giá...

Theo Bạch Dương/Vneconomy.vn

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top