Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ năm, ngày 27 tháng 10 năm 2022 | 21:20

14 loại cây ăn quả chủ lực định hướng phát triển đến năm 2030

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã quyết định phê duyệt Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030, với 14 loại cây chủ lực gồm: Thanh long, xoài, chuối, vải, nhãn, cam, bưởi, dứa, chôm chôm, sầu riêng, mít, chanh leo, bơ, na.

Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định hướng phát triển khoảng 130.000 – 140.000 ha trồng xoài, sản lượng 1,1 - 1,5 triệu tấn. Các tỉnh sản xuất xoài trọng điểm: Vùng trung du miền núi phía Bắc (Sơn La), vùng Nam Trung bộ (Bình Thuận, Khánh Hòa), vùng Đông Nam bộ (Đồng Nai, Tây Ninh), vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang).

Xoài là một trong 5 ngành hàng tái cơ cấu nông nghiệp của Đồng Tháp

Đối với cây nhãn, ổn định diện tích khoảng 85.000 ha, sản lượng 700.000 – 750.000 tấn. Các tỉnh sản xuất nhãn trọng điểm: Vùng trung du miền núi phía Bắc (Sơn La, Bắc Giang, Tuyên Quang, Lào Cai), vùng Đồng bằng sông Hồng (Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội), vùng Đông Nam bộ (Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu), vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Sóc Trăng).

Cây cam được định hướng ổn định diện tích khoảng 100.000 ha, sản lượng 1,2 - 1,3 triệu tấn. Các tỉnh sản xuất cam trọng điểm: Vùng trung du miền núi phía Bắc (Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang), vùng Đồng bằng sông Hồng (thành phố Hà Nội, Hưng Yên), vùng Bắc Trung bộ (Nghệ An, Hà Tĩnh), vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng).

Đến năm 2030, ổn định diện tích trồng mít khoảng 50.000 ha, sản lượng 600.000 – 700.000 tấn. Các tỉnh sản xuất mít trọng điểm: Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai), Đông Nam bộ (Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh), vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Vĩnh Long, Long An, Đồng Tháp, Hậu Giang).

 

Ý kiến bạn đọc
Top