Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 7 năm 2024  
Thứ hai, ngày 15 tháng 4 năm 2024 | 8:34

708 mã số vùng trồng sầu riêng được cấp phép xuất khẩu vào Trung Quốc

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT), cả nước hiện có 876 mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói sầu riêng đủ điều kiện xuất khẩu vào Trung Quốc, trong đó có 708 mã số vùng trồng sầu riêng được cấp phép.

Dung lượng thị trường nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc dự báo có thể đạt 20 tỷ USD vào năm 2025, đây là cơ hội lớn xuất khẩu trái sầu riêng của Việt Nam nếu phát triển theo hướng bền vững trong thời gian tới. 

Trong số 23 địa phương của Việt Nam được phía Trung Quốc cấp mã số vùng trồng sầu riêng, đủ điều kiện xuất khẩu chính ngạch vào quốc gia này, Tiền Giang là địa phương có mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói lớn nhất cả nước, tiếp đến là Lâm Đồng, Đắk Lắk và Bình Phước…

708 ma so vung trong sau rieng duoc cap phep xuat khau vao trung quoc hinh anh 1

Thị trường Trung Quốc mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu trái sầu riêng của Việt Nam

Theo quy định của phía Trung Quốc, sầu riêng nhập khẩu vào quốc gia này bắt buộc phải có thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đồng thời yêu cầu cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu cung cấp thông tin mã số vùng trồng; mã số cơ sở đóng gói cho cơ quan thẩm quyền của Trung Quốc.

Việc cấp mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói, ngoài giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, còn đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, thể hiện trách nhiệm trong sản xuất của nước xuất khẩu.

Ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật lưu ý, để mở rộng thị trường xuất khẩu sầu riêng, các nhà vườn, doanh nghiệp cần tập trung nâng cao chất lượng, cũng như các khâu bảo quản, sơ chế, chế biến để gia tăng giá trị.

“Với mỗi thị trường nhập khẩu hiện nay đều có các yêu cầu cụ thể về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc,… mỗi quốc gia có yêu cầu khác nhau về các thông tin này. Thông tin về nông sản nhập khẩu sẽ được kiểm soát từ khâu sản xuất, kinh doanh, thu hái đến khi xuất khẩu đều phải đưa vào trong hệ thống dữ liệu để quản lý”, ông Đạt nói.

 

Minh Long/VOV.vn
Ý kiến bạn đọc
  • Để thương hiệu sen Huế vươn xa

    Để thương hiệu sen Huế vươn xa

    Nhiều năm qua, sen Huế đã có thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm như hoa sen, hạt sen, trà sen... tại nhiều làng quê ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, cây sen không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mà còn gắn liền với đời sống và nét đẹp văn hóa của vùng đất, con người.

  • A Lưới thoát khỏi danh sách huyện nghèo

    A Lưới thoát khỏi danh sách huyện nghèo

    Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Lưu Quang thay mặt Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 702/QĐ-TTg về việc công nhận huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế thoát nghèo năm 2024.

  • Lục Ngạn gỡ khó để các xã về đích NTM đúng tiến độ

    Lục Ngạn gỡ khó để các xã về đích NTM đúng tiến độ

    Theo kế hoạch năm 2024, Lục Ngạn (Bắc Giang) có một xã đạt NTM, hai xã đạt NTM nâng cao. Với đặc thù là huyện miền núi nên khi triển khai địa phương gặp nhiều khó khăn. Song, với sự đồng thuận cao của Nhân dân, sự vào cuộc cả hệ thống chính trị, huyện đang quyết tâm đưa các xã về đích đúng tiến độ đề ra.

Top