Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 2 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 2 tháng 10 năm 2023 | 9:1

Bạc Liêu triển khai giải pháp phát triển bền vững nghề muối

Theo ông ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, nghề làm muối và giá trị hạt muối là một thế mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp của Bạc Liêu.

Nhưng lâu nay nghề làm muối, người làm muối chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của địa phương, khiến cho hạ tầng ngày một xuống cấp, giá cả bấp bênh, đời sống diêm dân chịu cảnh thiếu trước hụt sau. Do đó, việc quan tâm xây dựng hạ tầng phục vụ nghề muối là rất cấp thiết.

Tiềm năng lớn nhưng giá trị chưa cao

Nghề làm muối ở Bạc Liêu hình thành và phát triển cách đây hơn một thế kỷ, nhờ có đường bờ biển kéo dài hàng chục ki-lô-mét. Bạc Liêu được xem là thủ phủ muối của Việt Nam. Đặc biệt, năm 2013, sản phẩm “Muối ăn Bạc Liêu” được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý; đến năm 2020, nghề thủ công truyền thống “Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu” tại huyện Đông Hải và huyện Hòa Bình được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản phi vật thể quốc gia. Theo quy hoạch, diện tích sản xuất muối của tỉnh đến năm 2030 là 1.360ha.

Muối Bạc Liêu hiện chỉ dừng lại ở bán thô. Trong ảnh là đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và PTNT kiểm tra sản xuất muối ở Bạc Liêu.

Báo cáo của UBND tỉnh Bạc Liêu cho thấy, toàn tỉnh hiện còn 1.419 héc ta diện tích sản xuất muối, giảm 48,34% (tương đương 1.328 héc ta) so với năm 2012, trong đó, huyện Đông Hải là địa phương sản xuất lớn nhất với diện tích 1.289 héc ta, huyện Hòa Bình khoảng 130 héc ta, trong khi thành phố Bạc Liêu đã chuyển hoàn toàn diện tích muối sang nuôi thủy sản.

Còn xét về sản lượng, giai đoạn từ 1986 đến 2016, bình quân mỗi năm tỉnh Bạc Liêu cung cấp cho thị trường 100.000 tấn muối (năm 2010 đạt cao nhất với 266.000 tấn), nhưng đến giai đoạn sau năm 2016 đến 2020 bình quân chỉ còn 57.600 tấn và từ 2021 đến nay, sản lượng muối bình quân của Bạc Liêu chỉ còn 26.905 tấn mỗi năm.

Mặc dù là truyền thống nhưng tỉnh Bạc Liêu đang gặp nhiều khó khăn, trở lực như: hạ tầng nghề muối chưa đồng bộ, xuống cấp, kênh mương dẫn nước bị bồi lắng nhanh, các kênh phân phối, tiêu thụ, xúc tiến thương mại còn hạn chế; hệ thống lưu trữ muối còn sơ xài, diêm dân chủ yếu làm nghề theo cách truyền thống, thiếu đầu tư trang thiết bị;… các doanh nghiệp chế biến muối trên địa bàn tỉnh chỉ dừng lại ở chế biến muối tinh, muối i-ốt,... chưa tạo ra nhiều sản phẩm từ muối có giá trị gia tăng; công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm muối Bạc Liêu còn nhiều hạn chế.

Ông Trần Văn Thưa, Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã Doanh Điền, xã Điền Hải, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, một đơn vị sản xuất muối cho biết, bên cạnh phụ thuộc vào thời tiết, việc sản xuất muối của địa phương đang đối mặt với sự bấp bênh về giá cả khi chưa có liên kết đầu ra sản phẩm, tức phụ thuộc hoàn toàn vào lực lượng thương lái địa phương. Hợp tác xã chưa liên kết được chỗ nào hết, chỉ bán cho thương lái, bà con sản xuất muối của địa phương trong tỉnh đa phần cũng như vậy.

Ông Thưa làm phép tính, cho thấy lợi nhuận từ sản xuất muối truyền thống (muối sản xuất trên ruộng không lót bạt – PV) là khoảng 35 triệu đồng/héc ta/lần thu hoạch (hình thức sản xuất này khoảng 12-15 ngày cho thu hoạch 1 lần – PV). Còn đối với mô hình sản xuất muối trên ruộng lót bạt, thì lợi nhuận cao hơn khoảng 10-15 triệu đồng/héc ta/lần thu hoạch vì năng suất và chất lượng muối cao hơn, tức lợi nhuận đạt 45-55 triệu đồng/héc ta/lần thu hoạch (sản xuất muối trên ruộng lót bạt chỉ mất khoảng 10-11 ngày, thậm chí nếu nắng tốt chỉ mất 8 ngày thu hoạch một lần – PV). Tuy nhiên, trên thực tế, lợi nhuận của việc nuôi tôm mang lại cho người dân nông khá lớn nên đã có rất nhiều vùng sản xuất muối đã được chuyển sang nuôi tôm.

Lợi nhuận từ nuôi tôm mang lại cho người dân nông khá lớn nên đã có rất nhiều vùng sản xuất muối đã được chuyển sang nuôi tôm.

Về vấn đề này, ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu nhấn mạnh, muối không chỉ là ngành nghề lâu đời (từ thời Pháp), mà muối của địa phương cũng có tiếng về chất lượng. Đặc biệt, gần đây nghề muối Bạc Liêu cũng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tuy nhiên, người nông dân của địa phương không sống được bằng nghề muối, cho nên, diện tích đã bị thu hẹp rất nhiều trong những năm qua. Ngoài bán thô, thì muối Bạc Liêu chưa có sản phẩm giá trị gia tăng nào, thậm chí chưa khai thác được du lịch từ đồng muối.

Ông Thiều thẳng thắn nhìn nhận, thời gian qua, từ chính quyền cấp tỉnh đến địa phương chưa quan tâm nhiều đến ngành muối. Nếu chúng ta quan tâm tới, thì hạ tầng đã xây xong rồi, chúng ta đã có hợp tác xã muối, có đầu ra muối và xây dựng được những sản phẩm, kêu gọi đầu tư và làm dự án rồi. Ngoài sản xuất muối bọt bán cho Công ty cổ phần muối Bạc Liêu, thì hầu như không có một hoạt động nào về quảng bá chất lượng sản phẩm, xúc tiến thương mại hay các hoạt động khác để người tiêu dùng quan tâm đến muối Bạc Liêu nhiều hơn.

Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường nông sản cho rằng, để phát triển bên vững nghề muối Việt Nam nói chung và Bạc Liêu nói riêng, thì cần phải hội đủ ba yếu tố, bao gồm thứ nhất, có giá thành sản xuất thấp; thứ hai, chất lượng sản phẩm cao và thứ ba là xây dựng được thương hiệu sản phẩm. Về chất lượng sản phẩm, muối Bạc Liêu tương đối tốt, có chỉ dẫn địa lý, được công nhận di sản phi vật thể, có thể làm thương hiệu được nhưng do chưa có chiến lược quảng bá nên sản phẩm không bán được.

Cấp thiết xây dựng hạ tầng phục vụ nghề muối

Mới đây, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và PTNT do Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Bạc Liêu. Tại buổi làm việc, các đại biểu đã tập trung làm rõ các vấn đề còn tồn tại, hạn chế của nghề làm muối Bạc Liêu, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể như: đầu tư hệ thống kho lưu trữ muối di động để giải quyết bài toán thiếu kho bãi tích trữ muối sau thu hoạch; hoàn thành việc quy hoạch phát triển nghề muối; thành lập Hiệp hội Nghề muối tỉnh mà hạt nhân là các hợp tác xã; hình thành chuỗi logistics để phát triển nghề muối...

Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu nhấn mạnh, việc quan tâm xây dựng hạ tầng phục vụ nghề muối là rất cấp thiết.

Đặc biệt là phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệm nghề làm muối, thử chế biến và nếm thử các món ăn từ muối; chế biến các sản phẩm tinh chế từ muối để nâng cao gái trị hạt muối và hơn hết là gìn giữ và phát huy giá trị nghề truyền thống, để người làm muối thêm yêu nghề và sống được với nghề truyền thống. Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cũng đã thảo luận, góp ý để triển khai dự án hạ tầng nghề muối ở Bạc Liêu. Theo đó, toàn bộ hạ tầng cần được đầu tư có chiều dài 14,07km đường giao thông nông thôn theo tiêu chuẩn loại B; toàn tuyến có 15 cây cầu thép và 5 cây cầu bê-tông với tổng vốn đầu từ là 120 tỷ đồng. 

Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, trung tuần tháng 4/2024, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp với Bạc Liêu và các tỉnh, thành có nghề muối truyền thống tổ chức Festival để quảng bá, liên kết phát triển nghề muối, thông qua đó cũng tạo điều kiện để tiếp cận các nhà đầu tư, đầu mối tiêu thụ, chế biến, nâng cao giá trị hạt muối. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ thực hiện hạ tầng nghề muối ở Bạc Liêu để giúp tỉnh phát triển bền vững lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần điều chỉnh lại quy hoạch sử dụng đất để dự án triển khai kịp thời, đúng tiến độ, mang lại lợi ích thiết thực cho bà con diêm dân trong vùng dự án. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cũng cần hỗ trợ tỉnh Bạc Liêu trong việc tiếp cận các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, mở rộng thị trường. Song song đó, trong quá trình triển khai thực hiện dự án cũng cần tính đến việc phát triển du lịch cộng đồng.

Bạc Liêu phải có định hướng, phải hành động để hiện thực hóa mục tiêu “du lịch đồng muối”.

Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu nhấn mạnh, cùng với con tôm, cây lúa, thì nghề làm muối và giá trị hạt muối cũng là một thế mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp của Bạc Liêu. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận một thực tế là lâu nay nghề làm muối, người làm muối chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của địa phương. Từ đó khiến cho hạ tầng nghề muối ngày một xuống cấp, giá cả hạt muối bấp bênh, đời sống diêm dân cứ chịu cảnh thiếu trước hụt sau. Do đó, việc quan tâm xây dựng hạ tầng phục vụ nghề muối là rất cấp thiết. Qua đó, giúp xây dựng thương hiệu hạt muối Bạc Liêu thông qua các sản phẩm chế biến muối chuyên sâu với bao bì, mẫu mã phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Mong rằng, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ tỉnh trong việc phát triển đồng bộ, bao phủ toàn bộ diện tích sản xuất muối của tỉnh.

Bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Điều phối viên quốc gia Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ môi trường toàn cầu thuộc Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc cho biết, vùng trọng điểm sản xuất muối hiện nay của Bạc Liêu đã được công nhận di sản phi vật thể quốc gia, là điều kiện rất tốt để phát triển du lịch nông nghiệp.

Theo bà Huyền, huyện Hòa Bình gửi cho đơn vị này một ý tưởng để tìm kiếm sự hỗ trợ vào cuối năm ngoái là sản xuất muối trải bạt, tuy nhiên, nếu hỗ trợ thêm vài chục héc ta trải bạt cũng không giai quyết được vấn đề. “Vấn đề chúng tôi muốn là phải có tính mới, người dân tự làm và kết nối với nhau, trong đó, du lịch trên đồng sẽ là một một ý tưởng tôi cho rằng khả thi”, bà nhấn mạnh.

Muốn vậy, rõ ràng Bạc Liêu phải có định hướng, phải hành động để hiện thực hóa mục tiêu “du lịch đồng muối”. Khi đó, cộng hưởng với dự án phát triển hạ tầng nghề muối giúp cải thiện thu nhập và đời sống người dân. “Sau một chuyến khảo sát, tôi nhận thấy chúng ta phải có định hướng mới và đồng muối của Bạc Liêu chắc chắn có thể phát triển được du lịch”, bà Huyền nhấn mạnh.

 

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, một trong những món ngon dân dã mang đậm hương vị truyền thống của thị xã Quế Võ vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh cấp Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận, tạo thuận lợi thương mại hóa cho đặc sản địa phương.

  • Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tổng Bí thư Trần Phú - người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh và dân tộc Việt Nam đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc; để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân những di sản quý báu.

  • Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh phối hợp UBND TP Hà Tĩnh vừa tổ chức khai mạc “Phiên chợ quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP Hà Tĩnh năm 2024 và kỷ niệm 1 năm xây dựng phố chuyên doanh ẩm thực Nguyễn Du” tại khu vực đường Nguyễn Huy Oánh (phường Nguyễn Du).

Top