Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 15 tháng 10 năm 2023 | 19:39

Bộ trưởng Lê Minh Hoan kiểm tra công tác chống khai thác IUU tại Phú Yên

Ngày 15/10, đoàn công tác do ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đi khảo sát thực địa, kiểm tra công tác chống khai thác IUU, công tác phòng, chống thiên tai; thăm mô hình tổ cộng đồng quản lý thuỷ sản… ở Phú Yên.

Đoàn công tác khảo sát thực địa, kiểm tra công tác chống khai thác IUU tại cảng cá Đông Tác, phường Phú Đông, TP. Tuy Hoà.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan tặng quà cho tổ đội sản xuất trên biển - Hải Dương, phường Phú Đông

Tại đây, ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên cho biết: Hiện nay, toàn tỉnh duy trì 119 tổ đội sản xuất trên biển với 1.000 tàu cá. Ngoài việc hỗ trợ nhau trong hoạt động khai thác thủy sản, các tổ đội cũng thực hiện tốt việc tuyên truyền ngư dân khai thác đúng phạm vi quy định. Ngoài ra, Phú Yên là 1 trong 4 tỉnh được chọn thí điểm thành lập nghiệp đoàn nghề cá. Đến nay, toàn tỉnh có 5 nghiệp đoàn nghề cá được thành lập với khoảng 500 tàu cá tham gia, 600 đoàn viên, nhằm tập hợp, đoàn kết lao động nghề cá, đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của ngư dân. Hiện tỉnh đang khuyến khích và phát huy tối đa lực lượng tàu thuyền khai thác xa bờ, nhất là đội tàu câu cá ngừ đại dương; tiếp tục củng cố các nghiệp đoàn nghề cá và các tổ đội sản xuất trên biển để tổ chức khai thác an toàn, hiệu quả…

Từ năm 2019 đến nay, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, không có trường hợp tàu cá nào của Phú Yên vi phạm phạm vi đánh bắt, bị nước ngoài bắt giữ. Ngư dân cũng thực hiện đảm bảo các quy định về truy xuất nguồn gốc thủy sản, ghi chép nhật ký khai thác, đăng ký tàu cá theo quy định…

Ngư dân chuẩn bị nhu yếu phẩm chuẩn bị ra khơi tại cảng cá Đông Tác 

Theo ngư dân Nguyễn Văn Hùng, chủ tàu cá mang số hiệu PY-91009 TS ở phường Phú Đông, tổ trưởng tổ đội sản xuất trên biển - Hải Dương, tổ được thành lập từ năm 2018 trên cơ sở tự nguyện của 11 chủ tàu làm nghề câu cá ngừ đại dương. Tất cả tàu cá của các tổ viên hoạt động theo phương án sản xuất thống nhất dưới sự điều hành của tổ trưởng, nhằm hỗ trợ trao đổi về ngư trường, nguồn lợi, đảm bảo thông tin liên lạc thường xuyên với nhau. Hàng năm, các tàu cá trong tổ khai thác từ 6-8 chuyến biển ở ngư trường Trường Sa, chuyến biển có thời gian ngắn nhất 20 ngày và cao nhất trên 50 ngày. Sản lượng khai thác hàng năm từ 30 - 35 tấn cá các loại, trong đó cá ngừ đại dương từ 27 - 30 tấn.

“Ngư dân đề xuất các cấp ngành Trung ương, địa phương hỗ trợ ngư dân liên kết thành nhóm, tổ từ 5-7 chiếc tàu vừa tham gia đánh bắt hải sản vừa sẵn sàng ứng cứu nhau khi gặp nạn, gặp rủi ro trên biển và vừa cùng nhau bảo vệ ngư trường. Đồng thời, Chính phủ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi có nhiều chính sách mới giúp ngư dân giảm bớt khó khăn”, ông Hùng nói.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan kiểm tra công tác phòng chống thiên tai các xã An Chấn, An Mỹ.

Kiểm tra công tác phòng chống thiên tai các xã An Chấn, An Mỹ (huyện Tuy An), đoàn công tác được đại diện UBND tỉnh Phú Yên cho biết: Được sự quan tâm hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương, hiện khu vực này đã được đầu tư hoàn thành khoảng 586m kè để khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai và đã phát huy hiệu quả. Người dân trong khu vực đầu tư kè có đời sống ổn định, an tâm vươn khơi bám biển. Đoạn còn lại khoảng 2.000m ở các vị trí trọng yếu, trong năm 2022 và những tháng đầu năm 2023 triều cường, sóng lớn tiếp tục xâm thực sâu vào khu vực dân cư, có nơi lấn vào bờ khoảng 10m-20m, gây hư hỏng, sập một số nhà dân và tiếp tục uy hiếp các lớp nhà bên trong gây nguy hiểm cho nhà cửa, tính mạng, tài sản cho khoảng 2.545 hộ dân là ngư dân bám biển, đánh bắt hải sản sinh sống lâu đời ở khu vực này.

Vấn đề này đã được cử tri nhiều lần phản ánh, kiến nghị các cấp, ngành của tỉnh. Do đó, việc xử lý khẩn cấp khắc phục sạt lở nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân và cơ sở hạ tầng trong khu vực khi mùa mưa bão sắp đến là hết sức cấp bách. Tuy nhiên, do chưa cân đối được nguồn vốn nên trước mắt địa phương chỉ thực hiện tuyên truyền, cắm biển cảnh báo, vận động người dân tạm thời không tiếp cận các khu vực bị sạt lở, nguy hiểm. Trong điều kiện ngân sách tỉnh còn hết sức hạn hẹp, vượt quá khả năng cân đối của địa phương và tính cấp thiết như trên, UBND tỉnh Phú Yên kiến nghị Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai xem xét trình cấp thẩm quyền hỗ trợ tổn nguồn vốn 200 tỷ đồng để xử lý khẩn cấp khắc phục sạt lở.

Đoàn công tác thăm mô hình tổ cộng đồng bảo vệ rạn san hô Hòn Yến, xã An Hoà Hải và thăm quan gian hàng sản phẩm nước mắm đặc sản Hòn Yến. 

Sau khi nghe ý kiến tham gia của đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, các sở ngành, địa phương và ngư dân, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan ghi nhận và chỉ đạo giải quyết từng nội dung tỉnh kiến nghị. Bộ trưởng cũng cho biết sẽ chỉ đạo tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét có cơ chế xử lý đối với một số vướng mắc thuộc thẩm quyền. Đồng thời, đề nghị tỉnh tiếp tục khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để xây dựng những mô hình, cách làm hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống người dân.

Bộ trưởng chia sẻ với ngư dân, tổ cộng đồng về công tác bảo vệ rạn san hô Hòn Yến

Tiếp đến, đoàn công tác thăm mô hình tổ cộng đồng bảo vệ rạn san hô Hòn Yến, xã An Hoà Hải, huyện Tuy An; thăm mô hình HTX tôm hùm, vùng muối Tuyết Diêm ở TX. Sông Cầu; tham quan mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ ở huyện Sông Hinh; kiểm tra công trình thủy nông Đồng Cam.…

 

Dương Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top