Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau, Chủ tịch UBND tỉnh này vwafa phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm sò huyết trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2030.
Theo đó, Cà Mau sẽ phát triển ngành hàng sò huyết phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh, hướng đến phát triển ngành hàng sò huyết thành ngành sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, tổ chức sản xuất hợp lý, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khâu; góp phần tăng thu nhập cho người dân và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh Cà Mau, ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển sản xuất sò huyết trở thành sản phẩm chủ lực.Ảnh: Cổng thông tin điện tử Cà Mau
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, nghiên cứu phát triển quy trình sản xuất sò huyết giống nhân tạo nhằm chủ động được 40% nguồn sò huyết giống trên địa bàn toàn tỉnh Cà Mau. Tổng diện tích nuôi đạt 10.900ha, năng suất đạt 1,1 tấn/ha, sản lượng đạt 11.990 tấn/năm. Xây dựng được liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm sò huyết nuôi.
Định hướng đến năm 2030, nghiên cứu phát triển hoàn thiện quy trình sản xuất sò huyết giống nhân tạo nhằm chủ động được 80% nguồn sò huyết giống trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Tổng diện tích nuôi đạt 18.400 ha, năng suất 1,2 tấn/ha, sản lượng đạt 22.080 tấn/năm. Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng đầu mối thiết yếu đáp ứng yêu cầu sản xuất cho trên 70% các vùng nuôi sò huyết tập trung. Xây dựng được liên kết sản xuất, tiêu thụ cho trên 20% sản phẩm sò huyết nuôi.
Tổng vốn thực hiện Đề án trên 236 tỉ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương 59 tỉ đồng, vốn địa phương 42 tỉ đồng, vốn khác trên 135 tỉ đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.