Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 3 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 23 tháng 11 năm 2023 | 11:27

Càphê Việt Nam: Nâng cao chất lượng để gia tăng giá trị xuất khẩu

Theo ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Càphê, Ca cao Việt Nam, giá trị càphê sẽ tăng hơn nữa nếu nông dân sản xuất càphê chú trọng đến chất lượng hạt càphê nguyên liệu.

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, trong 11 tháng năm 2023, ngành càphê Việt Nam xuất khẩu được 1,36 triệu tấn, trị giá ước đạt 3,5 tỷ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2022.

Tuy nhiên, lượng càphê xuất khẩu giảm dần trong 2 tháng gần đây. Nguyên nhân được các chuyên gia ngành càphê đánh giá là do tồn kho của càphê Việt Nam Nam đã giảm đến mức thấp nhất từ trước đến nay.

Việt Nam có diện tích càphê lớn thứ 6 thế giới nhưng sản lượng càphê đứng thứ 2 thế giới. Sau thời gian chững lại, hiện nay giá càphê đã đạt đến đỉnh do nguồn cung giảm dù Việt Nam đang bước vào vụ thu hoạch mới 2023-2024.

Người dân thu hoạch càphê. (Ảnh: K GỬIH/TTXVN)

Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Càphê, Ca cao Việt Nam, cho biết trong từng loại càphê xuất khẩu từ tháng 11/2022 đến tháng 11/2023, càphê Robusta chiếm tỷ lệ cao nhất với 1,49 triệu tấn, trị giá 3,3 tỷ USD, càphê nhân Arabica chỉ xuất khẩu 41.500 tấn, trị giá 169 triệu USD, càphê nhân đã khử cafein 36.000 tấn, trị giá 136 triệu USD. càphê rang xay và hòa tan xuất khẩu khoảng 90.000 tấn (chưa quy đổi ra càphê nhân), trị giá khoảng 510 triệu USD (khối lượng chiếm khoảng 5,4% và kim ngạch chiếm khoảng 12,5% tổng các loại càphê xuất khẩu trong niên vụ càphê 2022/2023).

So với niên vụ trước, niên vụ này, càphê Robusta xuất khẩu tăng khoảng 0,7% về khối lượng và 10,8% về kim ngạch. Trong khi đó, càphê Arabica giảm khoảng 30,7% về khối lượng và giảm 34,9% về kim ngạch.

Theo ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Càphê, Ca cao Việt Nam, tính đến thời điểm này, sản lượng càphê giảm 4 lần nhưng giá lại tăng 3,4%. Có thời điểm giá càphê tăng lên 70.000 đồng/kg và dự báo trong vụ sau giá có thể tăng hơn nữa vì nguồn cung đang thiếu.

Giá trị càphê sẽ tăng hơn nữa nếu nông dân sản xuất càphê Việt Nam chú trọng đến chất lượng hạt càphê nguyên liệu. Để hạt càphê có chất lượng tốt nhất, càphê phải được hái khi đã chín. Khi trái càphê chín, trọng lượng sẽ tăng 10%. Điều này vừa giúp tăng sản lượng càphê, vừa nâng chất lượng càphê trong quá trình chế biến.

Thế nhưng, với giá càphê hiện nay, việc quản lý vườn càphê chờ đến khi chín mới thu hoạch sẽ gặp nhiều khó khăn do nạn hái trộm, đặc biệt ở khu vực Tây Nguyên. Thu hoạch càphê chín cũng sẽ tốn nhiều chi phí nhân công, bởi lượng quả chín không đồng đều, nên đa số nông dân bắt buộc phải thu hoạch đồng loạt, cùng lúc.

Không những chú trọng vào việc thu hoạch để tạo chất lượng cho hạt càphê. Hiệp hội Càphê, Ca cao Việt Nam còn nhấn mạnh việc truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng để không vi phạm các quy định của nhà nhập khẩu, đặc biệt là các nhà nhập khẩu châu Âu. Hiện nay, thị trường nhập khẩu càphê lớn nhất của Việt Nam là châu Âu, thứ hai là thị trường Mỹ, thứ 3 là thị trường Trung Quốc và một số thị trường khác.

Ông Đỗ Hà Nam nhận xét qua báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích càphê cả nước ước đạt gần 720.000ha nhưng thực chất chỉ có 600.000ha càphê, diện tích còn lại do nông dân trồng xen với các loại cây khác. Trong tổng số gần 720.000ha này, hơn 185.000ha diện tích càphê đạt chứng nhận sản xuất bền vững, với các chứng nhận Utz Certified (Chứng nhận toàn cầu về sản xuất, kinh doanh càphê có trách nhiệm); chứng nhận Rainforest (Bộ Quy tắc thực hành phát triển bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững trên toàn cầu do Tổ chức RA thực hiện); chứng nhận 4C (Quy tắc chung của cộng đồng càphê - hệ thống chứng nhận toàn cầu về trồng và sản xuất càphê bền vững); chứng nhận VietGAP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Việt Nam). Đây là con số nhỏ so với phần diện tích không có các chứng chỉ.

Trong vấn đề trồng xen và truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, quy định mới của châu Âu chú trọng đến việc người dân phá rừng để trồng càphê và trồng xen, điều này phá vỡ sinh thái và không an toàn cho môi trường. Chính vì vậy, việc nâng chất lượng càphê bao gồm cả việc quản lý diện tích sản xuất càphê trên đất nông nghiệp, quản lý mã số vùng trồng chặt chẽ để tránh vi phạm.

Ông Nguyễn Quang Bình, Tổng Biên tập Tạp chí Càphê Việt Nam nhận xét thị trường hiện nay là thị trường của người mua. Do đó, càphê Việt Nam phải đáp ứng tiêu chí của người mua thì mới bán được giá cao. Hiện nay, các quy định mới của châu Âu và các khách hàng tiêu thụ tạo ra hiệu ứng cho giá càphê. Với nguồn cung đang giảm dần cho đến tháng 4/2023, thị trường sẽ tạo ra đợt tăng giá càphê tiếp theo với những nguồn càphê chất lượng.

Chính vì sự sụt giảm sản lượng mà trong thời điểm những tháng cuối niên vụ 2022 -2023, ngành càphê đã phải nhập khẩu thêm hơn 100.000 tấn để phục vụ cho chế biến, xuất khẩu. Ông Nguyễn Nam Hải còn dự báo trong niên vụ càphê Việt Nam 2023-2024, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời gian thu hoạch sẽ muộn hơn niên vụ 2022-2023, vì vậy, việc nhập khẩu chủ yếu phục vụ cho chế biến, tạo ra dòng càphê giá trị cao để xuất khẩu trong thời gian chờ nên vụ./.

 

Theo TTXVN/Vietnam+
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, một trong những món ngon dân dã mang đậm hương vị truyền thống của thị xã Quế Võ vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh cấp Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận, tạo thuận lợi thương mại hóa cho đặc sản địa phương.

  • Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tổng Bí thư Trần Phú - người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh và dân tộc Việt Nam đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc; để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân những di sản quý báu.

  • Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh phối hợp UBND TP Hà Tĩnh vừa tổ chức khai mạc “Phiên chợ quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP Hà Tĩnh năm 2024 và kỷ niệm 1 năm xây dựng phố chuyên doanh ẩm thực Nguyễn Du” tại khu vực đường Nguyễn Huy Oánh (phường Nguyễn Du).

Top