Mặc dù chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, nhưng chăn nuôi lợn đang gặp khó khăn do giá bán thấp, chi phí đầu vào cao, dịch tả lợn châu Phi quay trở lại ở một số địa phương.
Đây là thông tin được Tổng cục Thống kê công bố trong Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2023.
Theo đó chăn nuôi gia súc, gia cầm trong tháng phát triển ổn định, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát. Tổng số lợn của cả nước ước tính đến thời điểm cuối tháng 10/2023 tăng 3,4% so với cùng thời điểm năm 2022; tổng số bò tăng 0,7%; tổng số trâu giảm 1%; tổng số gia cầm tăng 2,9%.
Hiện tại đang là thời điểm người chăn nuôi tập trung tái đàn, tăng đàn, chăm sóc đàn gia súc, gia cầm để cung ứng nguồn thịt ra thị trường những tháng cuối năm và các kỳ lễ Tết sắp tới.
Chăn nuôi lợn đang gặp khó khăn do giá thấp, dịch bệnh quay trở lại
Tuy nhiên, chăn nuôi lợn đang gặp khó khăn do giá thị lợn hơi thấp trong khi chi phí đầu vào cao, dịch tả lợn châu Phi quay trở lại ở một số địa phương. Để ổn định thị trường sản xuất và tiêu thụ thịt trong nước, cần thực hiện quyết liệt đồng thời nhiều biện pháp, chính sách chống đầu cơ, thao túng giá, đảm bảo quyền lợi của người chăn nuôi và người tiêu dùng; phòng, chống dịch bệnh, tổ chức hiệu quả việc tiêm vắc xin; giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh; xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển lợn trái phép, không rõ nguồn gốc làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn lợn trong nước.
Huyện Bình Lục được xem là thủ phủ chăn nuôi lợn của tỉnh Hà Nam nói chung và khu vực miền Bắc nói riêng. Nhưng, kể từ khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát, cộng thêm giá cả tăng cao, nhiều hộ gia đình ở Bình Lục chọn phương án nuôi lợn “lướt sóng”, tức là không nuôi từ nhỏ mà mua lợn thương phẩm nuôi 20-30 ngày để chớp thời cơ tăng giá cao. Tuy nhiên, phương án này cũng tiềm ẩn rủi ro bởi giá cả thị trường chăn nuôi hiện nay rất bấp bênh.
Anh Hoàng Văn Thường, thôn Đích Triều, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam cho biết, giá lợn hơi hiện nay đang ở mức thấp (dao động 55.000 - 57.000 đồng/kg) trong khi giá thức ăn chăn nuôi rất cao khiến gia đình anh không dám tái đàn.
“Từ năm 2019 đến nay, khi có dịch tả châu Phi, lợn xuống giá nhiều người nghỉ không nuôi nữa. Vì dịch tả châu Phi này nuôi lợn rủi ro hơi lớn” - anh Hoàng Văn Thường nói.
Ông Nguyễn Xuân Đức, phó Chủ tịch UBND huyện Bình Lục, để phát triển chăn nuôi bền vững, Huyện ủy, UBND huyện đã khuyến khích các hộ dân phát triển chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi bò thịt, nuôi trồng thủy sản quy mô tập trung. Huyện chỉ đạo các phòng, ban và các xã, thị trấn vào cuộc hỗ trợ bà con nông dân xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi lợn, gia súc, gia cầm.
Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 23/10, dịch lợn tai xanh còn ở Quảng Bình; dịch cúm gia cầm còn ở Bình Dương, Long An; dịch lở mồm long móng còn ở Cao Bằng, Đồng Nai; dịch viêm da nổi cục còn ở Quảng Nam, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Tiền Giang và dịch tả lợn châu Phi còn ở 24 địa phương chưa qua 21 ngày. |
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.