Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 27 tháng 9 năm 2023 | 10:39

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Quảng Bình

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, nhiều hộ gia đình đã đầu tư để xây dựng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt, bước đầu đã cho kết quả và thành công vượt mong đơi.

Đầu tư để nuôi gà rừng, trồng cây ăn quả

Có một diện tích lớn đất vườn đồi rộng rãi, thích hợp cho việc chăn nuôi gia cầm, gia đình bà Nguyễn Thị Liên (thôn Hợp Phú, xã Quảng Hợp, Quảng Trạch) đã quyết định đầu tư xây dựng mô hình nuôi gà rừng thuần chủng.

Được sự đồng hành, hỗ trợ của Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp (DVNN) huyện Quảng Trạch, sau nhiều năm tìm hiểu, đầu năm 2023, gia đình bà Liên đã mạnh dạn đầu tư hơn 100 triệu đồng mua giống gà rừng tai trắng thuần chủng về nuôi.

Gà rừng được nhiều hộ nông dân chăn nuôi

Theo bà Liên với 50 con gà rừng giống ban đầu, nhờ tỉ mỉ trong các khâu chăm sóc, thực hiện đúng theo các bước hướng dẫn của Trung DVNN huyện, đến nay đàn gà rừng của gia đình đã cơ bản thuần hóa, thích nghi với điều kiện tự nhiên và thời tiết ở địa phương mình. Từ 50 con gà giống ban đầu, đến nay đàn gà rừng của gia đình bà Liên đã phát triển lên hơn 100 con.

Nuôi gà rừng hiện là mô hình chăn nuôi đang được phổ biến tại Việt Nam. Giống gà này có nhiều đặc điểm khác biệt với các loài gà khác. Vì thế, khi lựa chọn kinh doanh gà rừng thì bà con cần phải nắm rõ các thông tin về loài gà này cũng như phương pháp chăn nuôi nào là hiệu quả nhất.

Lệ Thủy là địa phương có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, các cấp, ngành trên địa bàn huyện đã tích cực vận động, khuyến khích nhân dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhằm tăng giá trị nông sản, nâng cao thu nhập, hướng đến xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững…

Trường Thủy là xã có diện tích đất tự nhiên lớn, trong đó diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 85%. Những năm gần đây, xác định phát triển kinh tế vùng gò đồi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những chương trình trọng điểm của địa phương, xã Trường Thủy đã mạnh dạn vận động nhân dân thực hiện, trong đó chú trọng phát triển các loại hình kinh tế với đa cây, đa con…

Chủ tịch UBND xã Trường Thủy cho biết, xác định kinh tế rừng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội vùng gò đồi, địa phương đã triển khai vận động và khuyến khích người dân chuyển dịch từ trồng rừng cung cấp nguyên liệu giấy sang trồng rừng gỗ lớn, rừng có chứng nhận FSC, qua đó, nâng cao chất lượng rừng trồng. Hiện, xã Trường Thủy có hơn 30ha rừng trồng gỗ lớn…

“Các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở địa phương bước đầu mang lại nguồn thu nhập ổn định, đạt giá trị từ 100-200 triệu đồng/ha, lợi nhuận gấp 5-10 lần trồng keo, tràm. Từ những kết quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hiện xã Trường Thủy có 6 vườn mẫu được UBND tỉnh công nhận và 15 vườn mẫu được UBND huyện công nhận…”, Chủ tịch UBND xã Trường Thủy cho biết.

Người dân huyện Lệ Thủy mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng thu nhập.

Còn ở xã Xuân Thủy, có diện tích đất trồng lúa hai vụ gần 500ha. Những năm gần đây, xác định việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương, xã đã tích cực tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức cho người nông dân trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Xã tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư, xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi và thực hiện một số chính sách hỗ trợ cho người dân khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng…

Chủ tịch UBND xã Xuân Thủy Dương Đức Phố cho hay, đến nay, Xuân Thủy đã chuyển đổi được 8,2ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sen-cá; chuyển đổi hàng chục ha lúa tái sinh sang trồng lúa hè-thu. Hiện, địa phương đang tập trung chỉ đạo bà con nông dân chuyển đổi hơn 27ha ruộng xâm canh xã Phú Thủy sang thực hiện mô hình sản xuất lúa hữu cơ và sản xuất lúa vụ hè-thu…

Cần phải nắm bắt được kỹ thuật để chăn nuôi và trồng trọt hiệu quả

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi là một trong những hướng đi mới để phát huy và tận dụng tối đa diện tích đất đồi vườn, đồng thời tăng hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đòi hỏi người nông dân phải nắm bắt được kỹ thuật trong chăn nuôi và trồng trọt, nhất là đối với mô hình chăn nuôi gà rừng.

Mô hình nuôi gà rừng hiện nay đang phát triển ở nhiều địa phương, không chỉ có ở Quảng Bình, bởi gà rừng là giống gà hoang, sống chủ yếu ở khu vực miền núi. Gà rừng có cân nặng từ 1-1,5kg với cánh của chúng dài khoảng 20-25cm. Về hình dáng bên ngoài, gà rừng là loài có mã đẹp, có bộ lông màu đỏ, chân chì, cựa dài nhọn, đôi tai màu trắng rất bắt mắt. Gà rừng có tập tính sống định cư ở các khu vực rừng thứ sinh, loại gà này nhút nhát nhưng rất tinh khôn và rất khó để có thể tiếp cận chúng, chỉ cần nghe động là chúng bay đi liền.Loại gà này có tập tính ngủ trog các bụi cây. Thời kỳ sinh sản của gà rừng là khoảng tháng 3 với mỗi lứa đẻ 5 -10 trứng, ấp 21 ngày, môi trường tự nhiên là môi trường  tốt nhất cho gà rừng phát triển. Vì thế cho nên, để có thể đưa giống gà này về nuôi thật không phải là chuyện dễ.

Vì thế, khi xây dựng mô hình chăn nuôi gà rừng, người chăn nuôi phải lựa chọn hình thức nuôi cho phù hợp. Hiện, có 2 hình thức nuôi đó là nuôi nhốt hoặc nuôi thả. Phương pháp nuôi thả thì gà được chọn nuôi phải là gà đã thuần chủng để chúng không bay về thiên nhiên hoang dã, để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho giống gà này khi nuôi thả thì bà con chú ý không thả gà gần các động vật khác.

Với phương pháp nuôi gà rừng nhốt trong chuồng thì sẽ hạn chế được tình trạng gà bay mất. Tuy nhiên, phương pháp này cần chú ý nhiều vào việc làm chuồng nuôi nhốt gà. Yêu cầu đơn giản là chuồng phải thoáng mát vào mùa Hè và ấm áp vào mùa Đông.

Nuôi gà rừng thả hay nuôi nhốt thì cũng cần phải có chuồng cho gà ở, đặc biệt là khi đêm xuống. Khác với gà ta thì giống gà yêu cầu không gia chuồng phải rộng để chúng có thể tự do bay nhảy. Điều này không chỉ giúp cho gà có được không gian sống giống với môi trường tự nhiên mà còn có thể giúp gà vận động nhiều để thịt săn chắc và dai hơn.Để chuồng có được sự thoáng mát và khô ráo thì bà con nên dùng cát để làm nền cho gà rừng sống là tốt nhất.

Thức ăn của gà có thể là mọi loại ngũ cốc hay côn trùng . Với gà con thì nên  cho ăn tấm gạo, cám, rau xanh băm nhỏ, ít mồi tươi băm nhỏ, côn trùng… Ngoài ra, tùy theo từng giai đoạn phát triển mà gà cần bổ sung thêm canxi và các dưỡng chất khác nữa.

Dù là nuôi thả hay nuôi nhốt thì yếu tố vệ sinh chuồng cũng rất quan trọng.Bà con nên quét dọn thường xuyên khu vực nuôi gà và cần khử trùng khi xung quanh khu vực nuôi gà phát hiện có dịch bệnh.

Trên địa bàn cả nước, nhiều tỉnh thành có những điều kiện để phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân là một chủ trương rất đúng đắn, các địa phương cần có kế hoạch để người chăn nuôi, trồng trọt thăm quan các mô hình hiệu quả, từ đó áp dụng vào với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho địa phương mình sao cho phù hợp.

 

Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
Top