Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 2 tháng 12 năm 2023  
Thứ tư, ngày 13 tháng 9 năm 2023 | 15:25

Đà Nẵng: Đầu tư vào vùng nông nghiệp công nghệ cao còn gặp khó

Doanh nghiệp quan tâm đề xuất đầu tư vào 3 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Đà Nẵng, tuy nhiên, lại gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng, thủ tục pháp lý đất đai.

Các dự án khó triển khai

Theo Quyết định 359/2021/QĐ-TTg ngày 15/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ, TP. Đà Nẵng được quy hoạch phân khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với diện tích khoảng 2.986 ha. Đến nay, Thành phố có 3 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại huyện Hòa Vang, với diện tích 65,9 ha.

Cụ thể, Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Phú diện tích 20,9 ha; Vùng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp an toàn Hòa Khương - Hòa Phong diện tích 16,2 ha; Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Khương (thôn 5) diện tích 28,8 ha. Đối với các vùng này, UBND TP. Đà Nẵng đã thống nhất chủ trương dùng nguồn ngân sách thành phố để đầu tư hạ tầng kỹ thuật đến hàng rào dự án.

Do các Vùng chưa được giải phóng mặt bằng, các thủ tục pháp lý đất đai có nhiều vướng mắc, khó khăn nên hầu hết các nhà đầu tư chưa tiếp cận được.

Do các Vùng chưa được giải phóng mặt bằng, các thủ tục pháp lý đất đai có nhiều vướng mắc, khó khăn nên hầu hết các nhà đầu tư chưa tiếp cận được.

Tuy nhiên, đến nay, mọi việc mới dừng ở các thủ tục, chưa triển khai thi công. Theo đó, đến ngày 13/6/2023, Dự án Hạ tầng kỹ thuật vùng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp an toàn ứng dụng công nghệ cao xã Hòa Phú được phê duyệt ngày 15/11/2022; Sở Xây dựng đang thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án; dự kiến triển khai thi công và hoàn thành đầu tư trong năm 2023.

Trong khi đó, Dự án Hạ tầng kỹ thuật vùng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp an toàn ứng dụng công nghệ cao xã Hòa Khương và xã Hòa Phong mới được phê duyệt ngày 14/3/2023; đang hoàn thiện hồ sơ Báo cáo kinh tế kỹ thuật để trình phê duyệt; dự kiến hoàn thành đầu tư xây dựng năm 2024.

UBND huyện Hòa Vang đã tập trung kêu gọi, thu hút đầu tư vào vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và có rất nhiều nhà đầu tư quan tâm, đề xuất. Có thể kể đến Công ty cổ phần Y khoa Bác sỹ Gia đình đề xuất Dự án Nông trại sạch kết hợp với sinh thái FAMILY FARM quy mô 20,9 ha tại Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Phú.

Tại Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Hòa Khương - Hòa Phong, Công ty cổ phần EXIMLINE JSC đưa ra Dự án Đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp du lịch trải nghiệm quy mô 16,2 ha; Công ty TNHH tư vấn và kiến tạo cảnh quan VIETPARK đề xuất Dự án Xây dựng trang trại hoa, cây cảnh ứng dụng công nghệ cao với quy mô 10 ha.

Trong năm 2022, Công ty cổ phần Hợp Linh Giang Vang sim Bà Nà lập Dự án Trồng, nhân giống cây sim ứng dụng công nghệ cao và chế biến chế phẩm từ sim (kết hợp du lịch tham quan như mô hình ở Phú Quốc) tại Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Hòa Khương - Hòa Phong.

Còn nhiều vướng mắc

Theo bà Huỳnh Liên Phương, Giám đốc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng, thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Hòa Vang mới dừng ở đăng ký; đất đai chưa bố trí được nên chưa tiến hành xúc tiến đầu tư cụ thể, dù rất nhiều doanh nghiệp quan tâm.

Vướng mắc về đất đai cũng được UBND TP. Đà Nẵng nhận định là một trong những khó khăn, tồn tại của việc thu hút đầu tư hạ tầng khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. “Do vướng các thủ tục đất đai, nhất là thủ tục hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy hoạch thông qua hình thức nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 73, Luật Đất đai, nên đến nay, vẫn chưa có nhà đầu tư được tiếp cận dự án”, Báo cáo số 145 ngày 13/6/2023 của UBND TP. Đà Nẵng đề cập.

“Từ khi có quy hoạch 3 vùng nông nghiệp cao tại huyện Hòa Vang, doanh nghiệp tới địa phương nhiều lắm. Họ quan tâm đến vấn đề đất sạch, để đến là có thể đầu tư ngay, chứ không phải bắt đầu làm công tác giải phóng mặt bằng”, ông Lê Đình Ca, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hòa Vang cho biết.

Chính quyền huyện Hòa Vang nhiều lần đề xuất TP. Đà Nẵng thí điểm chọn 1 trong 3 vùng nông nghiệp và khoảng 5 - 10 ha thực hiện giải tỏa trắng để kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, nếu không kêu gọi được thì vẫn sản xuất nông nghiệp bình thường. Tuy nhiên, sau khi đại diện các sở, ban, ngành đi kiểm tra và đánh giá, UBND TP. Đà Nẵng thống nhất chủ trương là không thực hiện thu hồi, giải phóng mặt bằng.

Với chủ trương “UBND huyện Hòa Vang chủ trì hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy hoạch thông qua hình thức nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 73, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành” của UBND TP. Đà Nẵng, ông Ca không ngần ngại nêu quan điểm của huyện Hòa Vang là hiện “cả nước chưa địa phương nào làm được” việc này và “không có quỹ đất sạch thì không bao giờ làm được hết”.

 

Anh Vũ
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách, điểm tựa thoát nghèo

    Tín dụng chính sách, điểm tựa thoát nghèo

    Nguồn vốn vay chính sách là điểm tựa vững chắc giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

  • Tín dụng chính sách “tăng lực” cho chương trình giảm nghèo

    Tín dụng chính sách  “tăng lực” cho chương trình giảm nghèo

    Nghệ An là tỉnh có nguồn vốn chính sách lớn thứ 4 cả nước, tăng trưởng tín dụng đạt kết quả khá cao. Nhờ nguồn vốn chính sách, hàng nghìn đối tượng trên địa bàn đã được tiếp cận để đầu tư sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

  • Vốn chính sách mang no ấm về Cốc Lầu

    Vốn chính sách mang no ấm về Cốc Lầu

    Cách trung tâm huyện Bắc Hà (Lào Cai) gần 30km, xã Cốc Lầu là nơi sinh sống của 10 dân tộc trên 7 thôn bản.

  • Nghệ An có gần 9.000 sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn TMĐT

    Nghệ An có gần 9.000 sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn TMĐT

    Tính đến ngày 31/10, tổng số doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, hộ sản xuất nông nghiệp Nghệ An… được đưa lên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) là hơn 266.000 hộ với trên 8.800 sản phẩm, xếp thứ 5 cả nước về số sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn.

  • Quảng Ngãi tập trung nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo

    Quảng Ngãi tập trung nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo

    Tỉnh Quảng Ngãi đặt mục tiêu đến cuối năm 2023, giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh 1,13%. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngay từ đầu năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) - cơ quan thường trực và các sở, ngành, địa phương đã chủ động, tích cực trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

  • Những con số ấn tượng từ Chương trình OCOP ở Bắc Giang

    Những con số ấn tượng từ Chương trình OCOP ở Bắc Giang

    Sau 5 năm triển khai Chương trình OCOP, Bắc Giang có 255 sản phẩm được công nhận OCOP, tổng kinh phí thực hiện lên tới 16.809,898 triệu đồng. Chương trình đã góp phần chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, có truy xuất nguồn gốc và theo nhu cầu thị trường.

Top