Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 28 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 27 tháng 8 năm 2023 | 10:0

Để khai thác tiềm năng của ngành chăn nuôi bò sữa: Cần thực hiện nhiều giải pháp

Những năm qua, ngành chăn nuôi bò sữa của nước ta đạt nhiều kết quả khả quan, với một số chuỗi liên kết khép kín từ sản xuất tới tiêu dùng phát triển hiệu quả. Sản lượng sữa tươi sáu tháng đầu năm 2023 đạt 662,8 nghìn tấn, tăng 8,4%; xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 65 triệu USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả tiềm năng, ngành chăn nuôi bò sữa thời gian tới cần thực hiện các giải pháp hiệu quả hơn.

Thành “đại gia” nhờ nuôi bò sữa

Nhiều nông dân ở Mộc Châu (Sơn La) đã vươn lên thoát nghèo và trở thành những tỷ phú bò sữa với mô hình nông trại của Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu. 

Anh Đoàn Trường Sơn, chủ một trang trại nuôi bò sữa ở Tân Cương (thị trấn Nông trường Mộc Châu), cho biết, nghề nuôi bò sữa được truyền từ thời của cha mẹ anh theo tục “cha truyền con nối” đến nay đã được 23 năm. Trước đây, cùng với chăn nuôi, gia đình anh trồng rau, chè và những loại cây ăn quả khác. Nhưng vài năm trở lại đây, gia đình anh bỏ trồng trọt, tập trung vào chăn nuôi.

Trang trại bò sữa của gia đình anh Đoàn Trường Sơn với hơn trăm con bò sữa.

“Tôi theo nghề cha từ khi còn nhỏ tuổi. Khi chưa lấy vợ, tôi thường phụ giúp cha mẹ những công việc như: tắm cho bò, vắt sữa bò, cắt cỏ,… Sau này, khi có gia đình, tôi đã tích luỹ đủ kinh nghiệm và có thể vận hành được trang trại của riêng mình. Ngày mới lập trang trại, cha mẹ tôi cho hai vợ chồng ba con bò làm vốn. Nhờ nhân giống, số lượng bò ngày một nhiều lên và là tiền đề giúp chúng tôi có được “gia tài” như bây giờ”, anh Sơn nói.

Anh Sơn chia sẻ thêm: “Lúc chưa có máy móc, tất cả quy trình đều thực hiện thủ công từ vắt sữa cho tới cắt cỏ, hai vợ chồng chủ yếu thay phiên nhau làm. Còn bây giờ, số bò trong trang trại tăng lên và sự phát triển của công nghệ, hầu như chúng tôi chỉ cần vắt sữa, những quy trình khác đều thuê người làm và có máy móc hỗ trợ”.

Trang trại của gia đình anh Sơn có tổng cộng hơn 100 con bò sữa, trong đó có 50 con cho sữa. Từ việc vắt sữa nhập cho công ty, thu nhập bình quân mỗi tháng của gia đình khoảng 100-120 triệu đồng (đã trừ chi phí).

Không chỉ có gia đình anh Sơn, nhiều gia đình khác trên cao nguyên Mộc Châu đã trở thành tỷ phú từ hai bàn tay trắng. Gần 600 hộ chăn nuôi bò sữa đều có thu nhập ổn định, trên 200 hộ có thu nhập từ 1 tỷ đồng/năm trở lên.

Tín hiệu vui

Lĩnh vực chăn nuôi bò sữa ở Lâm Đồng thời quan qua vẫn gặp khó khăn do giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng dẫn đến chi phí chăn nuôi bò sữa tăng. Một số thời điểm, đàn bò sữa giảm do một số hộ chăn nuôi chủ động giảm đàn hoặc chuyển hướng kinh doanh khác.

Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 5 công ty thu mua ổn định lượng sữa của nông dân.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng, hiện nay, đàn bò sữa toàn tỉnh đang phát triển dần ổn định trở lại do giá thu mua sữa tươi của các công ty đang có xu hướng tăng. Sản phẩm sữa tươi của nông dân được các doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn thu mua ổn định. Tùy theo năng suất và chất lượng sữa tươi của từng hộ/trang trại chăn nuôi, sẽ có khung giá khác nhau theo yêu cầu tiêu chuẩn, chất lượng của từng công ty.

Đàn bò sữa được nuôi chủ yếu ở các huyện: Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm và TP Bảo Lộc với sản lượng sữa ước đạt 290 tấn/ngày. Toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có khoảng 1.210 hộ, trang trại và 5 doanh nghiệp chăn nuôi bò sữa. Trong đó có 2 trang trại chăn nuôi bò sữa hữu cơ theo tiêu chuẩn châu Âu của Công ty CP Sữa Việt Nam- Vinamilk là Trại chăn nuôi bò sữa Oganic tại thị trấn Di Linh với 312 con bò sữa và Trang trại Oganic tại xã Tu Tra (huyện Đơn Dương) với 720 con bò sữa. Đơn Dương hiện là địa bàn đứng đầu tỉnh về chăn nuôi bò sữa với 16.592 con, tăng 3% so với năm 2022 và chiếm 65% đàn bò sữa toàn tỉnh. Trong đó có hơn 7.900 con đang khai thác sữa với sản lượng bình quân đạt 167 tấn/ngày.

Lâm Đồng hiện có 5 công ty với 26 trạm thu mua sữa tươi nguyên liệu phân bố trên toàn tỉnh. Hình thức liên kết chủ yếu hiện nay là doanh nghiệp ký hợp đồng trực tiếp với từng hộ chăn nuôi hoặc ký hợp đồng thông qua hợp tác xã, tổ hợp tác. Trên 95% sản lượng sữa tươi được thu mua thông qua hợp đồng giữa các hộ dân chăn nuôi bò sữa với các doanh nghiệp thu mua sữa trên địa bàn. Bởi vậy, người nuôi bò sữa an tâm hơn và ổn định sản xuất.

Đổi mới phương thức sản xuất

Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) Tống Xuân Chinh cho biết, ngành chăn nuôi bò sữa của nước ta hiện tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Mục tiêu đến năm 2025, sản lượng sữa đạt  1,7 - 1,8 triệu tấn, năm 2030 đạt khoảng 2,6 triệu tấn; lượng sữa tươi tiêu thụ bình quân mỗi người năm 2025 từ 16 - 18 kg, đến năm 2030 từ 24 - 26kg.

Theo các chuyên gia, bên cạnh những mặt làm được, ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta vẫn còn một số bất cập cần khắc phục. Đó là, diện tích đất canh tác để trồng cỏ cho bò còn ít. Việc chế biến thức ăn thô, xanh và phụ phẩm nông nghiệp cho bò sữa còn khó khăn.

Thiếu công nghệ bảo quản và chế biến sữa ở cả nông hộ và trang trại. Một số công ty, tập đoàn đã đầu tư lớn cho bò sữa, song sản lượng sữa tươi nguyên liệu chưa đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chăn nuôi nông hộ vẫn là chủ yếu, quy trình chăn nuôi chưa khép kín...

Để gỡ những nút thắt trên, nhiều ý kiến cho rằng, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cả về phương thức tổ chức sản xuất, quy mô, công nghệ và thị trường tiêu thụ. Tập trung giải quyết các điểm yếu về năng suất, chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Nên lập kế hoạch quỹ đất cho chăn nuôi gia súc lớn.

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào chăn nuôi bò sữa quy mô lớn, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chế biến và kinh doanh ở tất cả các khâu trong chuỗi giá trị. Cần nhập khẩu các giống bò tốt nhất của những nước phát triển để chuyển giao, thực hiện chương trình lai tạo bò sữa nhằm bình tuyển đánh giá cho đàn hạt nhân và lai tạo với tinh bò sữa năng suất cao chuyển cho các vùng có điều kiện nuôi và chế biến sữa. Tiếp thu công nghệ tiên tiến của các quốc gia khác để ứng dụng vào sản xuất, chế biến; chọn lọc, đánh giá, đeo số tai, sổ giống, áp dụng tin học trong quản lý đàn bò.

Tuyên truyền, vận động các hộ dân nuôi bò sữa theo vùng, xã trọng điểm nhằm hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các địa phương cần có chính sách hỗ trợ cung cấp những dịch vụ công về khoa học - công nghệ giống, kỹ thuật chăn nuôi, thú y và quản lý nông trại cho các hộ gia đình nuôi bò sữa, nhất là các hộ có quy mô từ 50 con trở lên để tăng hiệu quả kỹ thuật, kinh tế.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến, ngành chăn nuôi bò sữa còn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển; do đó, cần đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại, chuyển dần chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi theo quy mô trang trại, công nghiệp, phù hợp thực tế địa phương, gắn chăn nuôi với chế biến đa dạng sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm. Thực hiện đồng bộ các giải pháp này sẽ góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn trong tương lai gần.

 

Chanh
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top