Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 2 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 22 tháng 9 năm 2023 | 15:51

Để sản xuất vụ đông ở Nghệ An thắng lợi

Là vụ sản xuất quan trọng trong năm, sản xuất vụ đông không chỉ góp phần quan trọng đảm bảo mực tiêu sản xuất lương thực của Nghệ An, mà đây còn là vụ sản xuất mang lại thu nhập cao cho nông dân. Tuy nhiên, đến nay Nghệ An vẫn chưa khai thác hết tiềm năng cũng như có giải pháp tốt để nâng cao giá trị sản xuất vụ đông.

Diện tích liên tục giảm

Sản xuất vụ đông ở Nghệ An được chính thức bắt đầu từ năm 1986 sau khi vụ sản xuất hè thu ra đời thay thế dần vụ mùa bấp bênh, năng suất thấp. Từ đó lại nay, sản xuất vụ đông đã từng bước trở thành vụ sản xuất chính ở Nghệ An và đã đem lại hiệu quả lớn qua các năm.

Cây trồng vụ đông có thị trường tiêu thụ rất tiềm năng, nhiều loại rau màu có giá trị kinh tế cao, đặc biệt trong đó một số loại có thể đưa vào chế biến như: Dưa bao tử, cần tây, bí, khoai tây, khoai lang… Bên cạnh đó, ở một số vùng, nông dân đã có truyền thống và trình độ thâm canh cao, trên cùng đơn vị diện tích, giá trị sản xuất vụ đông cao gấp nhiều lần so với 2 vụ lúa. Chính vì vậy, nhiều năm nay vụ đông ở Nghệ An được xác định là vụ sản xuất chính thứ 3 trong năm, không chỉ góp phần đảm bảo mục tiêu sản xuất lương thực của tỉnh, mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao thu nhập cho nông dân, ổn định an sinh xã hội trên địa bàn.

Hiện nay, cây ngô vẫn là một trong những cây vụ đông chủ lực của Nghệ An

So với thời kỳ vàng son nhất về sản xuất vụ đông ở Nghệ An là từ những năm 2010 trở về trước, trung bình mỗi năm toàn tỉnh gieo trồng từ 60.000 - 62.000ha cây trồng vụ đông các loại. Tuy nhiên từ năm 2010 lại đây, sản xuất vụ đông của Nghệ An nói riêng, nhiều tỉnh phía Bắc nói chung đã giảm dần. Ở Nghệ An, đến nay diện tích vụ đông chỉ còn hơn một nửa so với trước đây.

Vụ đông năm nay ở Nghệ An được UBND tỉnh giao Sở NN-PTNT tổ chức triển khai đề án sản xuất sớm hơn các năm trước. Theo đề án này, vụ đông năm nay toàn tỉnh gieo trồng 35.185ha cây trồng các loại, trong đó cây ngô 19.500ha (ngô lấy hạt 14.500ha, ngô lấy thân lá làm thức ăn chăn nuôi 5.000ha), cây lạc 1.400ha, rau củ quả các loại 12.600ha, khoai lang 1.390ha, khoai tây 295ha.

Tuy nhiên, sản xuất vụ đông năm nay có đạt được mục tiêu đề ra hay không đang là một dấu hỏi lớn. Bởi trong thực tế sản xuất những năm gần đây diện tích gieo trồng cây vụ đông ngày càng giảm mạnh. Cụ thể, thời kỳ những năm 2010 về trước, mỗi vụ đông toàn tỉnh gieo trồng từ 60.000 - 62.000ha cây trồng các loại, trong đó cây ngô 30.000 - 33.000ha (riêng ngô trên đất 2 lúa 13.000 - 14.000ha), khoai lang 16.000 - 18.000ha, rau đậu các loại 8.600 - 9.000ha… Những năm ấy, ngô và khoai lang là 2 cây trồng chủ lực trong vụ đông.

Diện tích rau màu các loại ở vụ đông của Nghệ An tăng nhanh trong những năm qua

Từ năm 2010 đến 2015, diện tích sản xuất vụ đông của Nghệ An giảm xuống còn 43.000 - 46.000ha mỗi vụ, trong đó riêng cây ngô gieo trồng từ 27.000 - 28.000ha mỗi vụ, rau củ quả các loại 9.000 - 10.000ha, cây khoai lang giảm xuống còn 7.000 - 7.500ha. Từ sau năm 2015 trở lại đây, diện tích sản xuất vụ đông càng giảm mạnh, chỉ còn lại từ 33.200 - 33.700ha mỗi vụ. Trong đó cây ngô gieo trồng từ 18.000 - 18.400ha, cây khoai lang 1.300 - 1.330ha, rau đậu các loại 12.300 - 12.400ha, khoai tây 260 - 280ha.

Nhìn chung, sản xuất vụ đông ở Nghệ An những năm qua diện tích gieo trồng giảm mạnh, nhất là cây ngô và cây khoai lang; trong khi cây rau, củ, quả các loại tăng nhanh cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Trong khi đó, quỹ đất, quỹ thời gian để sản xuất vụ đông còn rất nhiều. Chứng tỏ sản xuất vụ đông ở Nghệ An chưa được khai thác tốt tiềm năng về đất đai, lợi thế về khí hậu và quỹ thời gian từ sau khi thu hoạch xong các loại cây trồng vụ hè thu của năm trước đến sản xuất vụ xuân của năm sau (khoảng hơn 3 tháng).

Lý giải nguyên nhân

Dù đạt nhiều kết quả nhất định, nhưng vụ đông là vụ sản xuất luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn thậm chí rủi ro, trong khi về mặt chủ quan, vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập trong cả cách chỉ đạo, tổ chức sản xuất, liên kết tiêu thụ nhằm tìm thị trường ổn định và nâng cao giá trị.

So với tiềm năng thì hiệu quả sản xuất vụ đông quá thấp do chạy theo mở rộng diện tích mà quên rằng thà làm ít, trồng cây gì đầu tư thâm canh tốt cây đó để có năng suất cao, hiệu quả lớn. Chính vì chạy theo mở rộng diện tích, lại gặp phải năm thời tiết không mấy thuận lợi như mưa to, gió lớn, một số diện tích bị ngập úng… làm thiệt hại nên hiệu quả sản xuất không đáng kể, vì vậy nông dân không mặn mà với sản xuất vụ đông.

Tiềm năng, lợi thế sản xuất vụ đông của Nghệ An còn rất lớn, tuy nhiên cần phải có cách làm phù hợp

Quỹ đất để trồng các cây vuu đông an toàn, ăn chắc rất nhiều, bao gồm 36.000 - 38.000ha đất 2 vụ lúa và đất màu ở các vùng có địa hình cao, ít bị ngập lụt; gần 9.000ha đất bãi ven sông Lam, sông Con, sông Hiếu và trên 11.000ha đất cát pha ven biển từ Vinh, Cửa Lò, Nghi Lộc, Diễn Châu đến Quỳnh Lưu, ra thị xã Hoàng Mai. Song việc chỉ đạo gieo trồng không hợp lý, chưa xác định rõ vùng đất nào nên trồng cây gì, trồng vào lúc nào là tốt nhất, nhất là trên đất 2 vụ lúa. Vì vậy, gặp năm mưa to gây ngập úng, cây trồng bị hư hỏng hoặc kém phát triển, từ đó nông dân chán vụ đông.

Chưa có sự hợp tác liên kết thành chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và HTX. Vì vậy, nhiều sản phẩm trong vụ đông, nhất là những vụ đông được mùa không thể tránh khỏi tình trạng ế thừa, khó tiêu thụ, thậm chí kêu gọi "giải cứu"… Về vấn đề này, hiện chỉ có một số cơ sở sản xuất ở Diễn Châu, Anh Sơn, Tân Kỳ… có sự liên kết thành chuỗi khép kín với một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để bao tiêu sản phẩm các cây trồng như ngô sinh khối, khoai tây, cải bắp, lạc… cho nông dân.

Mặt khác, đến nay trên địa bàn tỉnh, sau nhiều lần dồn điền đổi thửa, quy mô ruộng đất vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, gây khó khăn trong việc xây dựng vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn cũng như liên kết sản xuất. Đây cũng là một lý do dẫn đến việc áp dụng sản xuất an toàn, liên kết sản xuất theo chuỗi với sự tham gia của doanh nghiệp còn yếu và thiếu. Đồng thời, ảnh hưởng đến việc đưa cơ giới hóa khâu làm đất trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực lao động sản xuất vụ đông ngày càng thiếu, do có xu hướng chuyển dịch sang công việc khác và ngày càng già hóa, nên ảnh hưởng đến tiến độ đảm bảo thời vụ gieo trồng, mở rộng diện tích sản xuất vụ đông cũng như tiếp cận áp dụng KHKT mới vào sản xuất. Vấn đề cơ giới hóa và hiệu quả một số mô hình chưa cao, chưa đủ sức hấp dẫn với nông dân nên hạn chế mở rộng diện tích, nhất là các mô hình trồng ngô, rau trên đất 2 lúa.

Để sản xuất vụ đông thật sự hiệu quả

Phải khẳng định, quỹ đất, quỹ thời gian, lợi thế về khí hậu, khả năng về nguồn lực đầu tư và các tiến bộ khoa học kỹ thuật… để tổ chức sản xuất vụ đông ở Nghệ An thành một vụ sản xuất chính, có hiệu quả trên quy mô lớn không khó khăn lắm.

Để sản xuất vụ đông có sự chuyển động mới, sôi động hơn, quyết tâm cao hơn, cả hệ thống chính trị xã hội từ tỉnh đến huyện, thành, thị, phường, xã… đều phải cùng với cơ sở sản xuất tuyên truyền, vận động và chỉ đạo bà con nông dân triển khai sản xuất vụ đông thật tốt tại tất cả các địa phương.

Đảm bảo thời vụ gieo trồng càng sớm càng tốt để không làm ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất vụ xuân năm sau. Đặc thù riêng của vụ đông ở Nghệ An là vụ thường xuất hiện mưa nhiều, mưa to, gió lớn, đất ẩm ướt, thậm chí ngập úng tạm thời. Vì vậy, cần tranh thủ gieo trồng sớm sau khi đã thu hoạch xong cây trồng trong vụ hè thu. Muốn làm được như vậy, mỗi loại cây trồng cần có biện pháp kỹ thuật gieo trồng năng động, cụ thể để giảm bớt thiệt hại do thời tiết gây ra. Ví dụ cây ngô nên gieo trong bầu đất, khi nào có 2 – 3 lá thật mới đem ra ruộng để trồng; rau, củ, quả các loại chỉ nên gieo trồng trong vườn ươm có mái che, sau đó dùng cây con đem ra ruộng trồng…

Cần đa dạng các loại cây trồng trong vụ đông để hạn chế ảnh hưởng của thời tiết, địa hình đất đai cao thấp, rải vụ thời gian thu hoạch, hạn chế ép giá khi thu hoạch khối lượng sản xuất lớn, dễ dàng tiêu thụ sản phẩm sau khi thu hoạch. Các cây trồng trong vụ đông khá phong phú, mỗi địa phương sản xuất cần tính toán thật cụ thể để xác định nên gieo trồng cây gì nhiều, cây gì ít và gieo trồng ở trên loại đất nào và gieo trồng vào thời điểm nào là an toàn nhất để ít bị ảnh hưởng do thời tiết bất lợi, nhất là mưa và ngập úng.

Rau, củ, quả các loại vẫn còn tiềm năng, dư địa rất lớn trong vụ đông của Nghệ An

Theo đó, ngành Nông nghiệp cần căn cứ vào từng vùng đất cụ thể để có từng phương án sản xuất phù hợp. Ví như trên vùng đất 2 lúa, chỉ gieo trồng ở những diện tích chủ động tưới tiêu, thoát nước tốt; ở vùng đất màu ven biển Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, nông dân có trình độ, kinh nghiệm thâm canh rau hàng hóa, cần khuyến khích mở rộng diện tích các loại rau ăn lá, lấy củ, quả an toàn theo VietGAP, hữu cơ; riêng những vùng đất bãi ven sông dễ ngập lụt thì phải chờ hết mưa lụt mới gieo trồng các loại giống ngắn ngày… Đồng thời, có phương án chủ động thoát nước để chống úng cục bộ, nhất là lạc, rau màu và một số vùng ngô, rau trên đất 2 lúa trong mùa mưa bão, cũng như giải quyết tốt nhu cầu nước tưới cho cây rau và ngô trên đất 2 lúa, nhất là thời kỳ ngô trổ cờ, phun râu.

Từng vùng, từng địa phương phải xác định rõ đối tượng cây trồng, cơ cấu giống cần tập trung phát triển, mở rộng sản xuất và căn cứ lợi thế cụ thể để phát triển các sản phẩm nông sản lợi thế của vùng gắn với thị trường tiêu thụ, nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích. Tăng cường ứng dụng tiến bộ KHCN; nhân rộng các mô hình an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Các địa phương cần phải tăng cường chủ động kêu gọi, kết nối doanh nghiệp và nông dân trong thu mua, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, thông qua hợp đồng hợp tác giữa doanh nghiệp với HTX kiểu mới, nhằm xây dựng chuỗi giá trị nông sản bền vững, khắc phục tình trạng “mạnh ai nấy làm” và bị tư thương ép giá ở địa phương. Ngành nông nghiệp cần chú trọng công tác đánh giá, dự báo thị trường, thường xuyên cập nhật cung cầu hàng hóa nông sản. Đây là cơ sở để giúp nông dân, doanh nghiệp nghiên cứu, điều chỉnh hướng sản xuất, kinh doanh đáp ứng nhu cầu của thị trường và chủ động tìm đầu ra cho nông sản.

 

Ngọc Lan (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, một trong những món ngon dân dã mang đậm hương vị truyền thống của thị xã Quế Võ vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh cấp Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận, tạo thuận lợi thương mại hóa cho đặc sản địa phương.

  • Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tổng Bí thư Trần Phú - người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh và dân tộc Việt Nam đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc; để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân những di sản quý báu.

  • Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh phối hợp UBND TP Hà Tĩnh vừa tổ chức khai mạc “Phiên chợ quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP Hà Tĩnh năm 2024 và kỷ niệm 1 năm xây dựng phố chuyên doanh ẩm thực Nguyễn Du” tại khu vực đường Nguyễn Huy Oánh (phường Nguyễn Du).

Top