Bộ NN-PTNT đề xuất Tổng cục Hải quan Trung Quốc sớm ký nghị định thư về an toàn thực phẩm, kiểm dịch sản phẩm thủy sản xuất nhập khẩu.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) vừa có công hàm gửi Tổng cục Hải quan Trung Quốc về đề xuất một số giải pháp thúc đẩy giao thương nông sản, và tháo gỡ tình trạng ùn tắc.
Theo đó, nhằm thực hiện nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước tại “Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc về tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc” năm 2022, Bộ NN-PTNT đã cử Đoàn công tác do lãnh đạo Bộ làm trưởng đoàn sang làm việc với Chính quyền nhân dân, Cục Hải quan hai tỉnh Quảng Tây và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ ngày 29/5 - 2/6, nhằm thúc đẩy hợp tác, gia tăng kim ngạch thương mại nông sản giữa hai nước qua cửa ngõ các tỉnh có chung biên giới trên bộ.
Ảnh minh họa
Trên cơ sở nội dung làm việc, đoàn công tác đã thống nhất với Hải quan các tỉnh Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc) cùng phối hợp với Tổng cục sớm hoàn tất thủ tục ký “Nghị định thư giữa Tổng cục Hải quan Trung Quốc và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về yêu cầu an toàn thực phẩm, kiểm dịch và kiểm tra đối với sản phẩm thủy sản xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc”.
Bộ NN&PTNT cũng đề nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc xem xét bổ sung một số trái cây, loài, sản phẩm thủy sản và một số doanh nghiệp được phép xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc đã được cơ quan chức năng phía Việt Nam kiểm tra đạt yêu cầu (theo quy định Lệnh 248, 249 và đề xuất cho phép xuất khẩu thủy sản sống qua các cửa khẩu tại tỉnh Vân Nam nhằm giảm áp lực thông quan giữa các cửa khẩu).
Đồng thời, đề nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc chỉ đạo Cục Hải quan Quảng Tây và Vân Nam tăng cường giao lưu trao đổi quy trình nghiệp vụ; cập nhật thông tin xử lý kịp thời vướng mắc, nâng cao năng lực thông quan; tổ chức họp luân phiên thường niên vào tháng 11 hàng năm giữa cục hải quan tỉnh với các cơ quan chức năng của Việt Nam; cử các đơn vị đầu mối thường xuyên liên hệ, trao đổi công việc.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nghèo huyện Mường Lát (Thanh Hóa), từ chưa hiểu sản phẩm OCOP là gì, nhưng bằng nghị lực, sự táo bạo trong cách nghĩ, cách làm và được sự ủng hộ của chính quyền, chị Lương Thị Nồng ở xã Quang Chiểu đã đưa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện (năm 2021) và phát triển bền vững.