Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Phát triển cây ăn trái chủ lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Kế hoạch này hướng đến phát triển cây ăn trái chủ lực tỉnh Đồng Tháp tập trung, an toàn và bền vững, đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, phù hợp thị trường tiêu thụ và tăng thu nhập cho người sản xuất, tăng giá trị xuất khẩu, thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp.
Đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh có hơn 16.760 ha xoài. Ảnh: Ngô Quang Tuyên
Đến năm 2025, diện tích cây ăn trái toàn tỉnh là 46.413 ha, sản lượng trên 463 nghìn tấn, trong đó cây có múi là 10.064 ha, sản lượng 192,4 nghìn tấn; cây nhãn là 5.515 ha, sản lượng 51,9 nghìn tấn; cây xoài là 16.764 ha, sản lượng 178,1 nghìn tấn. Diện tích sản xuất cây ăn trái hữu cơ là 548 ha.
Kế hoạch đặt chỉ tiêu phấn đấu đưa tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết đạt 30 - 35%. Tỷ lệ diện tích sản xuất thực hành nông nghiệp tốt 30% (VietGAP và tương đương), diện tích áp dụng tưới nước tiên tiến, tiết kiệm 20 - 30%.
Căn cứ kế hoạch được phê duyệt, các huyện, thành phố tiến hành xác định quy mô vùng sản xuất cây ăn trái tập trung, gắn sản xuất, thu mua, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ.
Việc phát triển cây ăn trái cần theo định hướng thị trường, định hướng của các cơ quan quản lý, tại những vùng có điều kiện đất đai, sinh thái phù hợp; tránh phát triển một cách ồ ạt, thiếu kiểm soát, theo phong trào gây ra tình trạng cung vượt quá cầu, dư thừa, giá bán thấp.
Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thuỷ sản
UBND tỉnh Đồng Tháp cũng xây dựng Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thuỷ sản trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2023.
Phát triển sản phẩm hữu cơ PGS Đồng Tháp cung cấp thực phẩm an toàn
Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm được Ủy ban nhân dân tỉnh xác định, đó là tham gia đóng góp, rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật, tiêu chuẩn, quy định, quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường thuận lợi và động lực cho người dân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản chất lượng, an toàn, bền vững.
Tỉnh tăng cường đổi mới công tác phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức và hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và truyền thông quảng bá sản phẩm nông lâm thuỷ sản chất lượng, an toàn, truy xuất được nguồn gốc xuất xứ.
Cùng với đó, tăng cường thẩm định chứng nhận đầy đủ cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm; tăng cường vận động cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ ký cam kết và kiểm tra ký cam kết theo quy định. Chủ động giám sát, cảnh báo, thanh tra, kiểm tra đột xuất phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm cơ sở vi phạm, sản phẩm vi phạm quy định về chất lượng an toàn thực phẩm.
Một số kết quả và chỉ số cần đạt như: Tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thuỷ sản xếp loại A, B đạt 98,5%. Tỷ lệ các cơ sở nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn đạt 92%. Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thuỷ sản được giám sát trên diện rộng vi phạm quy định an toàn thực phẩm giảm 10%/năm (so với năm 2022). Diện tích trồng trọt, diện tích nuôi thuỷ sản, số cơ sở chăn nuôi được chứng nhận VietGAP trong tỉnh tăng 10%/năm (so với năm 2022)...
Theo dongthap.gov.vn
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.