Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 7 năm 2024  
Thứ năm, ngày 4 tháng 4 năm 2024 | 21:9

Điểm danh 5 mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu tỷ USD trong quý I

Theo Bộ Công Thương, đến hết quý I/2024, đã có 5 mặt hàng nông, lâm, thủy sản vào top câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD gồm: Gỗ và lâm sản; cà phê; thủy sản; gạo; rau quả.

Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, trong 3 tháng đầu năm nay, nông nghiệp vẫn đạt tăng trưởng khá; năng suất, sản lượng nhiều sản phẩm chủ lực tăng, đảm bảo đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, góp phần vào tăng trưởng chung của kinh tế cả nước.

Đặc biệt, 3 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị xuất siêu đạt 3,36 tỷ USD, tăng 96,5%.

Đến hết tháng 3, đã có nhiều mặt hàng vào top 5 nhóm xuất khẩu tỷ USD, gồm: Lâm sản với 3,61 tỷ USD, rau quả 1,23 tỷ USD, gạo 1,37 tỷ USD, cà phê 1,9 tỷ USD và thuỷ sản 1,86 tỷ USD.

Cụ thể, Với mặt hàng gỗ và lâm sản, theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, hết quý I/2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản thu về 3,61 tỷ USD. Hiện, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Canada, Anh là các thị trường xuất khẩu chính gỗ và lâm sản Việt Nam. Năm 2024, ngành Lâm nghiệp phấn đấu giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 15,2 tỷ USD, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ là trên 14,2 tỷ USD, tăng khoảng 6% so với năm 2023.

Rau quả là 1 trong 5 nhóm hàng mang về hơn 1 tỷ USD của ngành nông nghiệp trong quý I/2024

Với cà phê, hết quý I/2024, xuất khẩu cà phê thu về 1,9 tỷ USD, tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là con số kỷ lục lịch sử so với cùng kỳ những năm trước đó.

Theo số liệu của Bộ NN&PTNT công bố, giá cà phê xuất khẩu trung bình quý I/2024 đạt 2.373 USD/tấn, tăng 6,8%. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA), từ đầu năm đến nay, giá cà phê xuất khẩu trung bình ở mức rất cao, lên đến 3.200 USD/tấn.

Với mặt hàng thuỷ sản, quý I/2024, xuất khẩu thủy sản thu về 1,86 tỷ USD. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) là top 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất thủy sản Việt Nam trong quý I/2024. Trong đó, xuất khẩu sang trường Hoa Kỳ bứt phá mạnh hơn hẳn, với mức tăng trưởng 16% đạt 330 triệu USD; xuất khẩu sang Nhật Bản tương đương cùng kỳ; trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) tăng 15%.

Năm 2024, ngành thủy sản đã đặt ra mục tiêu, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1,3 triệu ha. Tổng sản lượng thủy sản hơn 9,27 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác hơn 3,5 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng hơn 5,6 triệu tấn (tăng 5% so với ước năm 2023). Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 9,5 tỷ USD.

Với mặt hàng gạo, hết quý I/2024, xuất khẩu gạo thu về 1,37 tỷ USD; giá xuất khẩu gạo trung bình đạt 661 USD/tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù, tình hình thế giới vẫn sẽ có nhiều khó khăn nhưng xuất khẩu gạo đã có những tín hiệu lạc quan ngay từ những tháng đầu năm 2024. Dự kiến xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục khởi sắc, hướng tới cột mốc kim ngạch 5 tỷ USD.

Với mặt hàng rau quả, theo Bộ NN&PTNT, xuất khẩu rau quả thu về 1,23 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt và vượt 1 tỷ USD ngay trong quý đầu tiên của năm. Điều này cho thấy ngành rau quả có nhiều triển vọng tăng trưởng trong thời gian sắp tới. Các thị trường tiêu thụ quan trọng vẫn là Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản…

Năm 2024, xuất khẩu rau quả kỳ vọng tiếp tục tạo sự bùng nổ nếu dừa tươi và sầu riêng đông lạnh được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam - cho rằng, nếu sầu riêng đông lạnh Việt Nam được cấp phép, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sẽ tăng thêm 30% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này mỗi năm. Còn dừa tươi được dự đoán sẽ mang về 500 - 600 triệu USD từ thị trường tỷ dân.

Trong 15 thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam thì Nhật Bản, Hoa Kỳ và Trung Quốc là 3 thị trường chính. Đáng chú ý, những căng thẳng trên Biển Đỏ đang gây khó khăn trong quá trình vận tải hàng hóa, ảnh hưởng tới xuất khẩu tôm sang Mỹ, EU… nhưng xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc lại gia tăng nhờ thuận lợi về vị trí, giảm chi phí logistics so với các đối thủ như Ecuador, Ấn Độ hay Indonesia.

Trong đó, xuất khẩu sang trường Hoa Kỳ bứt phá mạnh hơn hẳn, với mức tăng trưởng 16% đạt 330 triệu USD; xuất khẩu sang Nhật Bản tương đương cùng kỳ; trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) tăng 15%.

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Để thương hiệu sen Huế vươn xa

    Để thương hiệu sen Huế vươn xa

    Nhiều năm qua, sen Huế đã có thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm như hoa sen, hạt sen, trà sen... tại nhiều làng quê ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, cây sen không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mà còn gắn liền với đời sống và nét đẹp văn hóa của vùng đất, con người.

  • A Lưới thoát khỏi danh sách huyện nghèo

    A Lưới thoát khỏi danh sách huyện nghèo

    Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Lưu Quang thay mặt Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 702/QĐ-TTg về việc công nhận huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế thoát nghèo năm 2024.

  • Lục Ngạn gỡ khó để các xã về đích NTM đúng tiến độ

    Lục Ngạn gỡ khó để các xã về đích NTM đúng tiến độ

    Theo kế hoạch năm 2024, Lục Ngạn (Bắc Giang) có một xã đạt NTM, hai xã đạt NTM nâng cao. Với đặc thù là huyện miền núi nên khi triển khai địa phương gặp nhiều khó khăn. Song, với sự đồng thuận cao của Nhân dân, sự vào cuộc cả hệ thống chính trị, huyện đang quyết tâm đưa các xã về đích đúng tiến độ đề ra.

Top