Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 4 tháng 12 năm 2023  
Thứ sáu, ngày 10 tháng 11 năm 2023 | 23:54

Doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc ký kết hợp tác xuất - nhập khẩu nông, lâm, thủy sản

Tại “Hội nghị tổ chức đoàn doanh nghiệp nhập khẩu nông, lâm, thủy sản Trung Quốc vào Việt Nam giao dịch thương mại tỉnh Lào Cai năm 2023” vừa diễn ra tại Lào Cai, có gần 100 doanh nghiệp (42 cặp) ký kết thỏa thuận về hợp tác kinh doanh.

Hội nghị nằm trong khuôn khổ của Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 23 được tổ chức luân phiên hàng năm giữa hai tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) theo thỏa thuận ký kết giữa Bộ Thương mại (nay là Công Thương) - Việt Nam và Chính quyền nhân dân tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.

Với nhiều lợi thế trong hợp tác kinh tế, thương mại, trong thời gian qua, trao đổi thương mại giữa hai nước vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định và bền vững. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất - nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc năm 2022 đạt 175 tỷ USD, tăng 5,47% so với năm 2021. Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Mỹ. Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn thứ 6 (sau Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan - Trung Quốc và Hồng Kông - Trung Quốc) của Trung Quốc trong tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại với Trung Quốc, đồng thời trong khối ASEAN, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.

Hội nghị tổ chức đoàn doanh nghiệp nhập khẩu nông, lâm, thủy sản Trung Quốc vào Việt Nam giao dịch thương mại tỉnh Lào Cai năm 2023

Tuy có vị trí, vai trò quan trọng và thị trường đầy tiềm năng với quy mô dân số là 47 triệu người, nhưng hợp tác tác kinh tế, thương mại của Việt Nam với Vân Nam còn chưa xứng với tiềm năng của hai bên, năm 2022, kim ngạch thương mại Việt Nam – Vân Nam mới chỉ đạt 3,2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng còn rất khiêm tốn trong tổng kim ngạch thương mại Việt Nam – Trung Quốc. Vì vậy, tiềm năng và dư địa để khai thác và phát triển hợp tác kinh tế, thương mại giữa các địa phương của Việt Nam và tỉnh Vân Nam còn rất lớn.

Doanh nghiệp 2 nước Việt Nam-Trung Quốc ký kết thỏa thuận về hợp tác kinh doanh.

Để tiếp tục làm sâu sắc thêm mối quan hợp tác kinh tế, thương mại giữa các địa phương của Việt Nam với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) trong thời gian tới, tại hội nghị, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương Việt Nam) cũng đề xuất với phía bạn:

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ, triển khai thực chất và hiệu quả Bản ghi nhớ giữa Cục Xúc tiến thương mại và Sở Công Thương 12 tỉnh, thành phố của Việt Nam với Sở Thương mại tỉnh Vân Nam thông qua việc xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại với nhiều hình thức đa dạng nhằm hỗ trợ kết nối doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy hoạt động giao thương giữa doanh nghiệp hai bên, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp.

Một góc Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 23

Hai Bên khuyến khích và tích cực tổ chức doanh nghiệp tham dự các hoạt động Hội chợ, triển lãm lớn, có uy tín được tổ chức tại mỗi Bên như: Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam (VietNam Expo), Triển lãm Công nghiệp Thực phẩm Quốc tế Việt Nam (VietNam Foodexpo) được tổ chức tại Việt Nam và Triển lãm sản phẩm Trung Quốc – Đông Nam Á, Nam Á cùng các Hội chợ, triển lãm khác được tổ chức tại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) để hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, thương hiệu và kết nối, giao thương.

Đặc biệt là, Cục Xúc tiến thương mại đề nghị phía Vân Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, thủy sản có thế mạnh của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc bằng hình thức chính ngạch đặc biệt là các sản phẩm như: sầu riêng, khoai lang tím, yến sào mà phía Trung Quốc đã chính thức mở cửa cho các sản phẩm này trong thời gian gần đây.

 

Nguyên Hoa
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách, điểm tựa thoát nghèo

    Tín dụng chính sách, điểm tựa thoát nghèo

    Nguồn vốn vay chính sách là điểm tựa vững chắc giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

  • Tín dụng chính sách “tăng lực” cho chương trình giảm nghèo

    Tín dụng chính sách  “tăng lực” cho chương trình giảm nghèo

    Nghệ An là tỉnh có nguồn vốn chính sách lớn thứ 4 cả nước, tăng trưởng tín dụng đạt kết quả khá cao. Nhờ nguồn vốn chính sách, hàng nghìn đối tượng trên địa bàn đã được tiếp cận để đầu tư sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

  • Vốn chính sách mang no ấm về Cốc Lầu

    Vốn chính sách mang no ấm về Cốc Lầu

    Cách trung tâm huyện Bắc Hà (Lào Cai) gần 30km, xã Cốc Lầu là nơi sinh sống của 10 dân tộc trên 7 thôn bản.

  • Năm 2024, Sóc Trăng phấn đấu có thêm hai huyện đạt chuẩn NTM

    Năm 2024, Sóc Trăng phấn đấu có thêm hai huyện đạt chuẩn NTM

    Năm 2023, Sóc Trăng có 7 chỉ tiêu vượt và 11 chỉ tiêu đạt 100% nghị quyết, dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2023 đạt cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của cả nước và đứng thứ 7 khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

  • Nghệ An có gần 9.000 sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn TMĐT

    Nghệ An có gần 9.000 sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn TMĐT

    Tính đến ngày 31/10, tổng số doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, hộ sản xuất nông nghiệp Nghệ An… được đưa lên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) là hơn 266.000 hộ với trên 8.800 sản phẩm, xếp thứ 5 cả nước về số sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn.

  • Quảng Ngãi tập trung nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo

    Quảng Ngãi tập trung nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo

    Tỉnh Quảng Ngãi đặt mục tiêu đến cuối năm 2023, giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh 1,13%. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngay từ đầu năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) - cơ quan thường trực và các sở, ngành, địa phương đã chủ động, tích cực trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

Top