Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 23 tháng 9 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 21 tháng 5 năm 2022 | 21:33

Đồng Tháp: Hơn 20 sản phẩm chế biến từ sen được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu

Ngày 21/5, tại Đồng Tháp, trong khuôn khổ Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ I – năm 2022, diễn ra Hội thảo nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm từ sen Đồng Tháp.

Triển vọng phát triển từ ngành hàng sen Đồng Tháp rất lớn, nhiều vùng trồng sen được mở rộng, nhiều sản phẩm đặc sản, hàng quà tặng nguyên liệu từ sen phong phú, đa dạng, đã có nhiều sản phẩm OCOP được làm từ sen. 

sen.jpg

Sen biểu tượng đặc trưng của Đồng Tháp.

 

Sen là một trong những ngành hàng trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Đồng Tháp và là nơi được biết đến với những cánh đồng sen bạt ngàn. Trong những năm qua, Đồng Tháp đã xây dựng, khai thác hiệu quả kinh tế từ cây sen mang lại gấp nhiều lần so với trồng lúa. Đến nay, đã có hơn 20 sản phẩm chế biến từ sen được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, mang về giá trị kinh tế cao cho người dân. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, diện tích trồng sen của Đồng Tháp giảm mạnh do dịch sâu bệnh và giá sen không ổn định.

Hội thảo đã khái quát tổng thể về tình hình triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ trong hỗ trợ phát triển sản phẩm sen tỉnh Đồng Tháp; thực hiện Đề án “Phát triển sản phẩm sen Đồng Tháp giai đoạn 2021- 2025 và định hướng tới năm 2030”.

Trong đó, các diễn giả đã nêu vấn đề để sen Đồng Tháp phát triển xứng tầm cần nhiều giải pháp như: xây dựng trung tâm bảo tồn, lưu giữ các giống sen; tuyển chọn và lai tạo được bộ giống sen mới, thích hợp với điều kiện sinh thái của địa phương; xây dựng cơ sở chuyên ươm tạo, nhân giống sen; nghiên cứu hoàn thiện các quy trình kỹ thuật trồng, canh tác sen và các quy trình kỹ thuật thu hái, bảo quản, chế biến sâu về sen; xây dựng các vùng, mô hình sản xuất sen có quy mô lớn để đảm bảo có thể sản xuất được cây sen theo tiêu chuẩn VietGAP, tiêu chuẩn hữu cơ; xây dựng một số mô hình sản xuất sen kết hợp với làm du lịch sinh thái; Tăng cường đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ cao, cho ngành sen; xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “sen Đồng Tháp” cho sản phẩm cây sen Đồng Tháp và Đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý “Đồng Tháp” cho sản phẩm sen. 

 

sen1.jpg

Có 20 sản phẩm, hàng quà tặng từ sen của Đồng Tháp đạt tiêu chuẩn từ 3 - 4 sao OCOP.

 

Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, địa phương đã xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm từ cây sen, nhiều sản phẩm OCOP được phát triển từ ngành hàng sen. Để nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng sen Đồng Tháp trong thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục kết nối nông dân, doanh nghiệp để tạo ra vùng nguyên liệu lớn, đáp ứng các tiêu chuẩn để phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Đồng thời, xây dựng chuỗi giá trị các sản phẩm từ sen gắn với phát triển du lịch của Đồng Tháp:

“Đây là ngành hàng chủ lực được ưu tiên đầu tư, phát triển vùng quy hoạch canh tác, ổn định sản lượng cũng như chất lượng theo hướng hữu cơ, an toàn. Ưu tiên nghiên cứu để có sản phẩm tinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, chúng ta có vùng trồng, có kỹ thuật canh tác tốt, chúng ta có khâu sơ chế, tôn tạo thành những sản phẩm có giá trị để chúng ta phát triển ngành này theo hướng sạch, tinh tế và làm tăng chuỗi giá trị, đây là hướng mà tỉnh Đồng Tháp đang ưu tiên phát triển”, ông Đoàn Tấn Bửu nói.

 

 

Theo VOV.VN
Ý kiến bạn đọc
  • Ấm lòng cán bộ Sen hồng

    Ấm lòng cán bộ Sen hồng

    Những ngày qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), các tỉnh, thành phố phía Bắc bị thiệt hại nặng nề. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, cán bộ, đoàn viên Công đoàn và người lao động NHCSXH đã và đang dốc lòng, dồn sức cùng chung tay khắc phục hậu quả của bão lũ, chia sẻ, ủng hộ Nhân dân vùng bị thiệt hại do bão lũ gây ra.

  • Hiệu quả từ nguồn kinh phí của Quỹ hỗ trợ nông dân tại Quảng Nam

    Hiệu quả từ nguồn kinh phí của Quỹ hỗ trợ nông dân tại Quảng Nam

    Từ nguồn vốn vay tín chấp của Quỹ hỗ trợ nông dân (HTND) Quảng Nam, thông qua các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh, nhiều nông dân đã có điều kiện đầu tư, mở rộng cơ sở sản xuất, đem lại nguồn thu nhập ổn định.

  • Điều chỉnh lãi suất cho vay nhà ở xã hội giúp người dân “an cư, lạc nghiệp”

    Điều chỉnh lãi suất cho vay nhà ở xã hội giúp người dân “an cư, lạc nghiệp”

    Theo Nghị định số 100/2024/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 01/8/2024, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện lãi suất cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân; xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở từ mức 4,8%/năm lên 6,6%/năm.

  • Đồng thuận, chung sức, Thạch Liên đạt NTM nâng cao

    Đồng thuận, chung sức, Thạch Liên đạt NTM nâng cao

    Là địa phương gặp nhiều khó khăn khi triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng nhờ phát huy truyền thống cách mạng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân đồng tình ủng hộ, Thạch Liên đã và đang chuyển mình mạnh mẽ bằng một diện mạo hoàn toàn mới với những thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội, trở thành điểm sáng ở cửa ngõ phía Bắc của huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).

  • Chuyển đổi số tạo đà phát triển du lịch nông thôn

    Chuyển đổi số tạo đà phát triển du lịch nông thôn

    Đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và văn hóa, Thừa Thiên - Huế có lợi thế để khai thác, phát triển loại hình du lịch nông nghiệp, nông thôn. Địa phương đang đẩy mạnh chuyển đổi số để du lịch nông thôn đi vào thực chất, hiệu quả.

  • Mù Cang Chải thoát nghèo nhờ cây sơn tra

    Mù Cang Chải thoát nghèo nhờ cây sơn tra

    Người Mông trên những dải núi cao Mù Cang Chải (Yên Bái) từ bao đời nay coi cây sơn tra là "người bạn" rất mực thủy chung của họ. Cây sơn tra đã giúp đồng bào Mông từng bước xóa đói giảm nghèo.

Top