Ngày 3/10, UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu Ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025. Trong đó có 07 nhóm định hướng và 12 nhóm giải pháp thực hiện đề án.
Một số chỉ tiêu tái cơ cấu nông nghiệp Đồng Tháp đến năm 2025
07 nhóm định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp bao gồm: Tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả, giá trị, gia tăng toàn ngành hướng tới nền nông nghiệp xanh, phát thải cacbon thấp thân thiện với môi trường, nền nông nghiệp đầu tư có trách nhiệm, minh bạch; Thúc đẩy hợp tác, liên kết, phát triển chuỗi giá trị, các mô hình nông nghiệp tiên tiến; Phát triển công nghiệp chế biến nông sản; Phát triển thị trường; Phát triển kinh tế nông thôn tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân nông thôn; Tăng cường liên kết vùng; Định hướng một số ngành hàng chủ lực.
12 nhóm giải pháp thực hiện đề án được Ủy ban nhân dân tỉnh xác định đó là: Tiếp tục phát huy các bài học thành công nhờ công tác tuyên truyền; Đổi mới thể chế; Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ; Phát triển thị trường; Thúc đẩy phát triển nông thôn tạo điều kiện phát triển nông nghiệp; Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Bên cạnh đó là chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp tạo điều kiện tập trung, tích tụ ruộng đất; Liên kết; Bảo vệ đất nông nghiệp, khuyến khích tập trung, tích tụ đất nông nghiệp cho sản xuất quy mô lớn.
Thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp nông thôn; Phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn; Phát triển nguồn vốn, đẩy mạnh thu hút đầu tư tư nhân vào địa bàn tỉnh, tăng cường hợp tác quốc tế cũng là giải pháp được tập trung thực hiện đến năm 2025.
Nguyệt Ánh/dongthap.gov.vn/
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.