Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 9 tháng 10 năm 2023 | 15:35

Giải pháp để ngành Cá tra phát triển bền vững

Hiện, sản phẩm cá tra Việt Nam đã có mặt trên 140 thị trường thế giới, trong 9 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 tỷ USD, dự báo những tháng cuối năm có thể đạt 1,77 tỷ USD. Tiềm năng, lợi thế của ngành Cá tra là vậy, nhưng để phát triển bền vững cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Ngành chủ lực của khu vực ĐBSCL

Ngành hàng cá tra đang là ngành chủ lực của khu vực ĐBSCL. Sản phẩm cá tra Việt Nam đã có mặt trên 140 thị trường thế giới. Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt 2,44 tỉ USD. 9 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 tỷ USD, dự báo, những tháng cuối năm có thể đạt 1,77 tỷ USD. Diện tích nuôi cá tra lớn ở vùng ĐBSCL tập trung ở một số địa phương như: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bến Tre và Vĩnh Long với diện tích khoảng 6.000 ha. Vì là ngành chủ lực nên ưu tiên phát triển bền vững trong thời gian tới…

Về vấn đề này, ông Phạm Trường Yên, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Cần Thơ, diện tích nuôi cá tra vùng ĐBSCL khoảng 6.000 ha, hiện nay chất lượng cá tra nuôi và hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm được các nước nhập khẩu đánh giá tích cực, trong đó có Cơ quan Kiểm dịch và an toàn thực phẩm của Mỹ. Đối với Cần Thơ hàng năm diện tích nuôi khoảng 700 ha, với sản lượng khoảng 180.000 tấn, địa phương đang hướng đến vùng nuôi tập trung để nâng cao năng suất, chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn các thị trường nhập khẩu.

Diện tích nuôi cá tra vùng ĐBSCL khoảng 6.000 ha.

Ông Trần Đình Luân, Cục Trưởng Cục Thủy sản, cho biết, nhóm đối tác công tư về thủy sản được thành lập từ năm 2020. Đến năm 2022, Cục Thủy sản đã ban hành Quyết định phê duyệt thành lập 6 tiểu nhóm trong đó có ngành cá tra. Đối tác công tư Thủy sản dựa trên cơ sở tự nguyện, bền vững giữa khối tư nhân tham gia đầu tư, sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ trong chuỗi sản phẩm thủy sản và khối công (nhà nước) gồm các cơ quan, tổ chức quản lý, đơn vị sự nghiệp của nhà nước liên quan.

Để phát triển bền vững chuỗi cá tra theo hướng thúc đẩy kinh tế tuần hoàn thì hợp tác công tư là một cách tiếp cận tốt, do có khả năng kết nối một cách bình đẳng, phù hợp theo năng lực và nhu cầu của tất cả các bên liên quan, từ cơ quan quản lý từ Trung ương đến các doanh nghiệp liên quan trong toàn chuỗi, kết nối các nhà khoa học, nghiên cứu cùng tham gia vào nghiên cứu, thực hiện.

Cũng theo ông Luân, dưới góc độ của hợp tác công tư (PPP) thủy sản, việc khởi động các nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, thách thức, phân tích điểm mạnh, yếu khi ngành hàng cá tra định hướng theo mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ bước đầu làm cơ sở đưa ra những giải pháp công nghệ sản xuất tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải trong chuỗi, giúp ngành hàng cá tra phát triển bền vững.

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Trong đề án bảo vệ môi trường ngành thủy sản giai đoạn 2021-2030 cũng xác định kinh tế tuần hoàn là một trong những mục tiêu ngành thủy sản cần hướng tới “xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong hoạt động thủy sản để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành thủy sản".

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) là thị trường xuất khẩu lớn nhất của  cá tra Việt Nam. 8 tháng của năm 2023, thị trường này đã chi 378 triệu USD mua các sản phẩm từ cá tra của Việt Nam. Đứng thứ hai là thị trường Mỹ, trong 8 tháng của năm 2023 xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt 184 triệu USD. VASEP nhận định, lượng hàng tồn kho giảm nhanh ở Mỹ cộng với hiệu ứng từ sự kiện Việt Nam và Mỹ nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đang là tín hiệu tích cực cho xuất khẩu cá tra tăng tốc trong những tháng cuối năm.

Còn tại thị trường EU, xuất khẩu cá tra đến nhiều thị trường vẫn tăng trưởng 2 con số so với cùng kỳ năm ngoái: Thụy Điển tăng 28%, Đức tăng 19%, Đan Mạch tăng 18%. Đặc biệt, một số thị trường ghi nhận xuất khẩu cá tra tăng trưởng rất cao như: Estonia tăng 138%, Phần Lan tăng gấp hơn 11 lần. VASEP nhấn mạnh xuất khẩu cá tra phục hồi ở nhiều thị trường lớn đang là tín hiệu tích cực để các doanh nghiệp trong ngành hàng này tăng trưởng doanh thu trong những cuối năm.

Triển khai giải pháp phát triển bền vững

Ông Phạm Trường Yên, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Cần Thơ cho rằng, bên cạnh kết quả đạt được thì ngành hàng cá tra vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong chuỗi sản xuất, chế biến, xử lý môi trường, mối liên kết, tiêu thụ cần phải được cải thiện trong thời gian tới. Đặc biệt về tổ chức sản xuất, quản lý yếu tố đầu vào, phương án giảm giá thành sản xuất, tăng tính cạnh tranh và đảm bảo an toàn thực phẩm để đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường, nắm bắt cơ hội mới cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong giai đoạn tới.

Để phát triển bền vững chuỗi cá tra theo hướng thúc đẩy kinh tế tuần hoàn thì hợp tác công tư là một cách tiếp cận tốt.

Ông Yên cũng khẳng định, để đánh giá, nhận định thời cơ và thách thức, định hướng phát triển, bàn giải pháp khắc phục hạn chế, phát huy cơ hội để thúc đẩy phát triển ngành hàng cá tra hiệu quả và bền vững. Kinh nghiệm và giải pháp công nghệ trong quản lý chất thải, xử lý nước thải, giảm phát thải, ứng dụng năng lượng tái tạo, kinh tế tuần hoàn, cơ chế hợp tác công tư trong chuỗi cá tra".

Theo các nghiên cứu, để đạt sản lượng trung bình khoảng 200 tấn cá/ha cần sử dụng lượng thức ăn tối thiểu 320 tấn và lượng chất hữu cơ thải ra môi trường khoảng 256 tấn. Với sản lượng trên 1,5 triệu tấn là thách thức lớn đối với các vùng nuôi tập trung, bởi việc xử lý chất thải từ ao nuôi hiện nay chủ yếu là thay nước, chế phẩm sinh học, hút bùn... định kỳ thường xuyên, chỉ có một số vùng nuôi áp dụng công nghệ hiện đại.

Hiện nay, cả nước có trên 100 cơ sở chế biến cá tra với tổng công suất thiết kế ước đạt 1,5 triệu tấn nguyên liệu/năm. Tuy nhiên, chế biến phụ phẩm ra sản phẩm cao cấp chưa nhiều, chưa tận thu được máu cá dẫn đến làm tăng ô nhiễm cho nước thải chế biến. Đa phần các hệ thống xử lý nước thải áp dụng công nghệ truyền thống nên chưa đạt hiệu quả tối ưu, tăng chi phí khiến giá thành sản xuất cao...

Theo bà Phạm Thị Thu Hồng, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Cá tra Việt Nam, các địa phương cần xây dựng quy hoạch chi tiết, các khu vực nuôi cần phải quy hoạch đồng bộ với hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt. Tiến tới hình thành những vùng sản xuất cá tra tập trung, nhân rộng mô hình nuôi cá tra công nghệ cao, tuần hoàn, tận dụng bùn thải thu hồi. Tăng cường kiểm soát chất lượng cá bố mẹ, con giống, thức ăn, kiểm soát bệnh cá để giảm thiểu chất thải tác động môi trường.

Cùng với đó, cần đẩy mạnh đầu tư công nghiệp chế biến phụ phế phẩm để nâng cao giá trị chuỗi sản phẩm ngành hàng. Doanh nghiệp chế biến cần có sự chuẩn bị và thực hiện tốt nhất trách nhiệm xã hội, nhận thức trách nhiệm xã hội là yếu tố sống còn để tăng sức cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam. Để ngành cá tra phát triển bền vững cũng cần chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt là phải nghiên cứu đưa ra các giải pháp hợp lý, có tính thực tiễn cao để xử lý các chất thải phát sinh trong quá trình nuôi cá tra, chế biến cá tra.

Dự báo, những tháng cuối năm 2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sẽ phục hồi kim ngạch xuất khẩu cá tra có thể đạt 1,77 tỷ USD.

Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho rằng, các địa phương cần xây dựng quy hoạch chi tiết, các khu vực nuôi cần phải quy hoạch đồng bộ với hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt. Tiến tới hình thành những vùng sản xuất cá tra tập trung, nhân rộng mô hình nuôi cá tra công nghệ cao, tuần hoàn, tận dụng bùn thải thu hồi. Tăng cường kiểm soát chất lượng cá bố mẹ, con giống, thức ăn, kiểm soát bệnh cá để giảm thiểu chất thải tác động môi trường. Cùng với đó, cần đẩy mạnh đầu tư công nghiệp chế biến phụ phế phẩm để nâng cao giá trị chuỗi sản phẩm ngành hàng. Doanh nghiệp chế biến cần có sự chuẩn bị và thực hiện tốt nhất trách nhiệm xã hội, nhận thức trách nhiệm xã hội là yếu tố sống còn để tăng sức cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam...

Theo các chuyên gia, thời gian qua, chất lượng cá tra nuôi và hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm được thị trường quốc tế đánh giá rất tích cực. Cục Thủy sản cho biết,  theo định hướng ngành chế biến thủy sản và đề án bảo vệ môi trường ngành thủy sản giai đoạn 2021 - 2030 xác định, kinh tế tuần hoàn là một trong những mục tiêu ngành thủy sản cần hướng tới, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong hoạt động thủy sản để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành thủy sản. Theo đó, nhóm đối tác công tư về thủy sản được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT thành lập từ năm 2020. Năm 2022, Cục Thủy sản ban hành quyết định phê duyệt thành lập 6 tiểu nhóm, trong đó, có ngành cá tra.

Dưới góc độ của hợp tác công tư, việc khởi động các nghiên cứu về hiện trạng, phân tích đánh giá các thách thức mà ngành hàng đang gặp phải, điểm mạnh, điểm yếu khi ngành hàng cá tra định hướng theo mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ bước đầu làm cơ sở đưa ra những giải pháp công nghệ sản xuất tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải trong chuỗi, giúp ngành hàng cá tra phát triển bền vững...

Ngoài ra, công tác quản lý điều kiện nuôi trồng và điều kiện đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở nuôi, cơ sở ươm giống còn nhiều hạn chế. Cụ thể, tỷ lệ cơ sở ươm giống được chứng nhận; giám sát thực hiện cam kết thấp; kết quả quản lý cơ quan địa phương chưa phản ánh đúng thực tế điều kiện của các cơ sở. Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị các đơn vị liên quan và các địa phương, doanh nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh rà soát, khắc phục lỗi trong đảm bảo an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, đối với địa phương cần tăng cường kiểm soát, xử lý vi phạm trong việc kinh doanh, phân phối thuốc thú y thủy sản cấm sử dụng; liên tục cập nhật, phổ biến về quy định, yêu cầu của cơ quan thẩm quyền các thị trường cho doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu khi có thay đổi. Các doanh nghiệp nên tăng cường thị trường Nam Mỹ, chuẩn bị nguồn hàng vào các thị trường đã cạn nguồn dự trữ, xây dựng chuỗi cung cung ứng đã đứt gãy do nguồn cầu thấp.

 

 

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
Top