Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 3 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 11 tháng 9 năm 2023 | 15:45

Giải pháp nâng cao giá trị xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Hiện, giá sản phẩm thủy sản ở ĐBSCL đang ở mức thấp, lợi nhuận không nhiều, điều này dễ dẫn đến nguy cơ thiếu nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu, ảnh hưởng đến mục tiêu kế hoạch tăng trưởng năm 2023. Trước thực trạng này, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đưa ra nhiều giải pháp đã phát triển ngành nuôi trồng thủy sản những tháng cuối năm.

Xuất khẩu giảm mạnh

Cục thủy sản cho biết, 8 tháng đầu năm 2023, diện tích nuôi tôm nước lợ đạt khoảng 715 nghìn ha, tăng 0,9ha so với cùng kỳ năm 2022. Sản lượng đạt 657,5 nghìn tấn, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2022. Giá thu mua tôm nguyên liệu tùy theo kích cỡ và loại tôm thu hoạch tại ao, giá tôm chân trắng dao động từ 76.000-115.000 đồng/kg, cỡ tôm 100-40 con/kg. Trong khi đó, tính riêng chi phí thức ăn cho tôm giao động khoảng 67.000-82.000 đồng/kg, chưa kể các chi phí khác. Với giá bán tôm nguyên liệu như hiện nay, người nuôi tôm chưa có lãi, thậm chí lỗ.

Riêng diện tích nuôi cá tra ước đạt 3.860ha, sản lượng thu hoạch ước đạt 1,079 triệu tấn. Giá thu mua cá tra nguyên liệu loại 1 trung bình 8 tháng đầu năm 2023 dao động ở mức 27.900 - 28.000, thấp hơn khoảng 1.500-2.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2022. Ở mức này, người nuôi hiện không có lãi.

Giá bán tôm nguyên liệu như hiện nay tại ĐBSCL, người nuôi tôm chưa có lãi, thậm chí lỗ.

Cũng theo Cục Thủy sản, lĩnh vực thủy sản, một trong ba trụ cột lớn của ngành lại gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, 8 tháng qua kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 5,68 tỷ USD; giảm 25,4% so với cùng kỳ năm 2022. Nguyên nhân là do giá cả vật tư đầu vào phục vụ ngành thủy sản tăng, cước vận chuyển tiếp tục gây áp lực với hoạt động sản xuất thủy sản; lượng đơn hàng ở thị trường lớn như: Mỹ, EU… giảm mạnh, dẫn đến tồn kho cao.

Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, trong tháng 6, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt hơn 767 triệu USD, giảm 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái; tháng 7 đạt 778 triệu USD, giảm 17,5%; tháng 8 ước đạt 846 triệu USD, vẫn giảm hơn 15%, nhưng đây là mức tăng trưởng âm thấp nhất trong 6 tháng gần đây. Điều này cho thấy thị trường sẽ có xu hướng khả quan hơn trong các tháng cuối năm 2023.

Đi vào từng ngành hàng chủ lực cho thấy, về cá tra, trong tháng 8, xuất khẩu đã ghi nhận mức sụt giảm ít nhất trong 6 tháng. Tính đến hết tháng 8, xuất khẩu cá tra gần 1,2 tỷ USD, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2023. Đối với mặt hàng tôm, tuy xuất khẩu chưa đột phá nhưng 3 tháng gần đây có doanh số cao hơn hẳn so với những tháng đầu năm. Sự khởi sắc thể hiện rất rõ rệt ở thị trường Hoa Kỳ, khi mà doanh số tăng liên tục qua các tháng.

Sau khi tăng trưởng âm liên tục trong suốt 6 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ trong tháng 7 đã ghi nhận mốc tăng trưởng dương đầu tiên với mức tăng 14%. Hay xuất khẩu tôm sang Trung Quốc trong tháng 7 ghi nhận tháng tăng trưởng dương thứ hai, giúp kéo sự sụt giảm xuất khẩu tôm sang thị trường này 7 tháng còn giảm khoảng 9%.

Về vấn đề này, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, bộ đã phối hợp cùng các tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo nuôi trồng thuỷ sản các tháng cuối năm 2023, đảm bảo kế hoạch tăng trưởng. Do giá sản phẩm thủy sản hiện tại vẫn đang ở mức thấp, lợi nhuận không nhiều, người dân có tâm lý "treo ao" chờ tín hiệu của thị trường. Điều này dễ dẫn đến nguy cơ các tháng cuối năm có thể thiếu nguyên liệu thuỷ sản phục vụ chế biến và xuất khẩu, ảnh hưởng đến mục tiêu kế hoạch tăng trưởng năm 2023.

Triển khai nhiều giải pháp

Theo ông Tiến, bên cạnh kết quả đạt được năm 2022, hiện nay ngành Thủy sản đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trở ngại. Giá vật tư đầu vào phục vụ sản xuất thủy sản vẫn còn ở mức cao, chi phí logistics gây áp lực đối với hoạt động sản xuất, xuất khẩu trong tình trạng giảm về sản lượng lượng và giá trị,… ; Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi trồng thủy sản. Nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu chưa qui hoạch được vùng nuôi, liên kết trong sản xuất còn lỏng nẻo dẫn đến giá thành sản xuất cao và cân đối cung cầu thiếu ổn định.

Để 4 tháng còn lại của năm, xuất khẩu thêm 4 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch cả năm 2023 đạt 10 tỉ USD, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp.

Cá tra giống kém chất lượng được thả nuôi chiếm tỷ lệ cao, do cá tra giống đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt có giá thành ở mức cao. Tôm bố mẹ vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu và khai thách tự nhiên, giá thành tôm nguyên liệu trong nước cao hơn một số nước trong khu vực. Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ năm 2019 đến nay, phân cấp cho địa phương thực hiện, nhưng kết quả chưa được cải thiện. Hệ thống thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản chủ yếu vẫn dùng chung với hệ thống phụ vụ sản xuất nông nghiệp.Cơ chế tín dụng cho người nuôi còn bất cập, nên chưa khuyến khích đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến, mở rộng qui mô sản xuất.

Tại Hội nghị Bàn giải pháp tổ chức nuôi trồng thủy sản thích ứng với tình hình mới diễn ra mới đây, nhiều ý kiến cho rằng, để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu những tháng cuối năm, ngành Nông nghiệp cần chủ động bám sát tình hình sản xuất tại địa phương, khả năng cung ứng nguyên liệu đầu vào cho chế biến; phối hợp chặt chẽ với VASEP trong đánh giá lượng nguyên liệu tồn kho, nhu cầu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu để chỉ đạo sản xuất hiệu quả phục vụ chế biến, xuất khẩu.

Cần áp dụng kỹ thuật tiên tiến ở tất cả các khâu trong quy trình nuôi để tăng tỷ lệ sống, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn; liên kết sản xuất để giảm khâu trung gian, đảm bảo vật tư đầu vào đến tay người nuôi nhanh nhất. Ngoài ra, các bên có liên quan tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển thương hiệu để thủy sản Việt Nam nâng cao giá trị gia tăng, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và đòi hỏi ngày càng cao của các thị trường nhập khẩu và nội địa về chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thủy sản cần được tái cơ cấu từ khâu giống, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu. Thời gian qua, giá bán giảm sâu dẫn đến khả năng tổ chức sản xuất chậm lại và có thể thiếu nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu các tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024, vì vậy Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục có các giải pháp căn cơ về tổ chức sản xuất, quản lý chặt chẽ yếu tố đầu vào, phương án giảm giá thành để tăng tính cạnh tranh.

Về phía các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với bộ, các hiệp hội ngành hàng để tăng cường xúc tiến thương mại, nắm bắt cơ hội mới cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam để thúc đẩy sản xuất trong bối cảnh thị trường xuất khẩu đang dần phục hồi, nhu cầu tiêu thụ gia tăng trong các tháng cuối năm (dịp Noel, Tết Dương lịch…).

Để 4 tháng còn lại của năm, xuất khẩu thêm 4 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch cả năm 2023 đạt 10 tỉ USD. Đòi hỏi ngành thủy sản, từ khâu quản lý nuôi trồng và chế biến phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường. Đặc biệt, các chuỗi ngành hàng thủy sản phải sâu sát, triệt để. Qua đó tạo cơ hội mới cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam, ở cả thị trường xuất khẩu và nhu cầu tiêu thụ trong nước, ông Tiến, nhấn mạnh.

 

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, một trong những món ngon dân dã mang đậm hương vị truyền thống của thị xã Quế Võ vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh cấp Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận, tạo thuận lợi thương mại hóa cho đặc sản địa phương.

  • Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tổng Bí thư Trần Phú - người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh và dân tộc Việt Nam đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc; để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân những di sản quý báu.

  • Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh phối hợp UBND TP Hà Tĩnh vừa tổ chức khai mạc “Phiên chợ quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP Hà Tĩnh năm 2024 và kỷ niệm 1 năm xây dựng phố chuyên doanh ẩm thực Nguyễn Du” tại khu vực đường Nguyễn Huy Oánh (phường Nguyễn Du).

Top