Trong các ngày từ 21 – 25/11, tại cửa hàng Nông sản vùng miền – sản phẩm OCOP tỉnh, Hội Nông dân tỉnh Hà Giang tổ chức tuần giới thiệu Nông sản an toàn và sản phẩm OCOP huyện Quang Bình và Xín Mần (Hà Giang).
Tại đây, các sản phẩm được giới thiệu, bày bán tại cửa hàng là những sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng của huyện Quang Bình và Xín Mần; giá bán các sản phẩm cũng được Hội Nông dân các huyện cam kết giá bán thấp hơn giá sản phẩm cùng loại đang bán trên thị trường như: Cam Vàng; bún gạo, phở gạo 28-30 nghìn/kg; mắm thịt lợn đen 200 nghìn/lọ; trứng gà 4 nghìn/quả; củ cải sấy 250 nghìn/kg… và các loại rau, củ, quả địa phương. Sản phẩm nông sản do các hợp tác xã và hộ kinh doanh trên địa bàn 2 huyện sản xuất, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Gian hàng trưng bày hàng hóa tại Hội Nông dân tỉnh với các sản phẩm nông sản địa phương
Thông qua chương trình nhằm giảm bớt khó khăn cho người nông dân 2 huyện nói trên. Đồng thời, góp phần hỗ trợ người nông dân trong và ngoài tỉnh tiêu thụ nông sản, đảm bảo ổn định sản xuất, kinh doanh.
Với những việc làm thiết thực của các cấp hội đã giúp bà con nông dân hạn chế tình trạng “được mùa mất giá”, duy trì và phát triển sản xuất trong điều kiện dịch bệnh Covid-19. Thời gian tới, các cấp Hội nông dân tỉnh tiếp tục cung cấp thông tin thị trường, hướng dẫn, hỗ trợ hội viên xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, thương hiệu nông sản; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, giúp bà con nông dân mở rộng quy mô sản xuất, phát triển kinh tế. Phối hợp tốt với Hội Nông dân các tỉnh, thành phố xây dựng kênh liên kết tiêu thụ nông sản, để tổ chức Hội Nông dân thực sự là bà đỡ của nông dân trong sản xuất./.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.