Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 2 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 26 tháng 10 năm 2022 | 17:58

Hà Nội sẽ phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 272/KH-UBND về thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn thành phố Hà Nội.Thành phố sẽ tập trung phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến.

Kế hoạch nêu rõ, Thành phố sẽ tập trung phát triển nền nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung, hiện đại, bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh; nâng cao giá trị gia tăng, sản xuất hàng hóa quy mô lớn trên cơ sở phát huy các lợi thế của từng địa phương; phát triển theo hướng nông nghiệp “xanh”, ứng dụng công nghệ cao, thông minh, để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị trong nước và hội nhập quốc tế.
 
Cùng với đó, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống, vai trò và vị thế của người tham gia sản xuất nông nghiệp. Phát triển nông thôn toàn diện, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng nông thôn mới sáng, xanh, sạch, đẹp, an ninh trật tự được bảo đảm, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và từng bước hiện đại; xây dựng thành công các mô hình nông thôn mới kiểu mẫu trên cơ sở đặc thù, lợi thế, thế mạnh của từng địa phương.
 
Nông nghiệp Thành phố sẽ phát triển theo hướng công nghệ cao
 
Về mục tiêu đến năm 2030, Thành phố phấn đấu, tốc độ tăng trưởng GRDP nông lâm thủy sản đạt bình quân 2,5-3%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động trung bình 7-7,5%; mở rộng và phát triển thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu; tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên 70%. Tỷ lệ giá trị sản xuất trồng trọt mỗi năm tăng 0,4-0,7% trở lên; tỷ lệ giá trị sản phẩm trồng trọt được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết bền vững đạt từ 45% trở lên. Phấn đấu diện tích sản xuất thực hành nông nghiệp tốt 30-40%, nông nghiệp hữu cơ đạt khoảng 2-3% tổng diện tích gieo trồng.
 
Thành phố cũng đặt mục tiêu, tỷ lệ giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 4,5-5,5%/năm; sản phẩm chăn nuôi được sản xuất theo chuỗi liên kết trên 70%; tỷ trọng gia súc, gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp đạt tương ứng khoảng 70%. Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, tỷ lệ giá trị sản xuất thủy sản tăng bình quân mỗi năm 3,5-4,5%; sản xuất con giống chất lượng cao đáp ứng đủ nhu cầu trên địa bàn thành phố.
 
Về xây dựng nông thôn mới, tỷ lệ huyện, xã đạt chuẩn nông thôn mới là 100%, xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên 40%; thu nhập của người dân khu vực nông thôn trên 80 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 80%; tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm thường xuyên trên 95%. Hà Nội cũng sẽ phát triển nền nông nghiệp “xanh”, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường nông thôn. Nâng tỷ lệ cây xanh đạt 10-15m2/người; bảo đảm tỷ lệ độ che phủ rừng ổn định khoảng 6,2%.
 
Về tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội phấn đấu đưa ngành Nông nghiệp Thủ đô phát triển hiện đại, bền vững, trở thành một trong những tỉnh, thành phố có nền nông nghiệp công nghệ cao của cả nước gắn với công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường; các sản phẩm chủ lực của thành phố được xây dựng thương hiệu theo chuỗi giá trị và hướng tới xuất khẩu. Nông thôn không còn hộ nghèo và trở thành “nơi đáng sống”, văn minh, xanh, sạch, đẹp với điều kiện sống, thu nhập dân cư nông thôn tiệm cận và kết nối chặt chẽ, hài hoà với đô thị.
 
 
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, một trong những món ngon dân dã mang đậm hương vị truyền thống của thị xã Quế Võ vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh cấp Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận, tạo thuận lợi thương mại hóa cho đặc sản địa phương.

  • Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tổng Bí thư Trần Phú - người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh và dân tộc Việt Nam đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc; để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân những di sản quý báu.

  • Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh phối hợp UBND TP Hà Tĩnh vừa tổ chức khai mạc “Phiên chợ quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP Hà Tĩnh năm 2024 và kỷ niệm 1 năm xây dựng phố chuyên doanh ẩm thực Nguyễn Du” tại khu vực đường Nguyễn Huy Oánh (phường Nguyễn Du).

Top