UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 814/UBND-KTN về việc tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.
UBND thành phố đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, cơ cấu sản xuất nông sản trên địa bàn thành phố gắn với phát triển hạ tầng và dịch vụ logistics nông sản; tham mưu UBND thành phố quy định mô hình hoạt động của các trung tâm dịch vụ logistics nông sản theo quy định, bảo đảm hiệu quả, phù hợp với thực tiễn.
Ông Trương Quốc Hưng - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm, thủy sản tỉnh Hà Nam giới thiệu với bà Nguyễn Thị Thu Hằng – Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm, thủy sản Hà Nội các sản phẩm tham dự "Tuần lễ giới thiệu các sản phẩm nông sản, đặc sản an toàn và các sản phẩm OCOP tỉnh Hà Nam năm 2021” tại Hà Nội. (ảnh Báo ảnh Việt Nam)
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có năng lực tham gia đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành các trung tâm dịch vụ logistics nông sản trên địa bàn. Hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản tại các vùng nguyên liệu chủ lực và tổ chức lại sản xuất theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết với doanh nghiệp để cung cấp nông sản bảo đảm chất lượng, an toàn và bền vững thông qua hệ thống trung tâm dịch vụ logistics nông sản.
UBND thành phố cũng giao Sở Công Thương rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, phát triển hạ tầng và dịch vụ logistics, trong đó có Trung tâm dịch vụ logistics nông sản và tham mưu quy định mô hình hoạt động của các trung tâm dịch vụ logistics nông sản. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ logistics, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hiệu quả chuỗi cung ứng nông sản gắn với dịch vụ logistics trong nước và thị trường quốc tế.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp đề xuất của các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã để chủ trì tham mưu UBND thành phố xem xét các cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có năng lực tham gia đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành các trung tâm dịch vụ logistics nông sản trên địa bàn. Rà soát, cân đối, bố trí vốn, hướng dẫn sử dụng vốn để phát triển hạ tầng giao thông, hỗ trợ mặt bằng, hạ tầng thiết yếu cho xây dựng các trung tâm logistics nông sản.
Sở Tài chính tổng hợp ý kiến các sở, ngành, đơn vị liên quan để chủ trì tham mưu UBND Thành phố tham gia ý kiến theo thẩm quyền, lĩnh vực tài chính đối với các nội dung liên quan tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản. Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, trên cơ sở đề xuất của các đơn vị và nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tham mưu UBND thành phố bố trí kinh phí để thực hiện theo quy định.
Sở Giao thông vận tải rà soát, ưu tiên tham mưu quy hoạch, đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống vận tải gắn kết giữa các trung tâm trong hệ thống dịch vụ logistics nông sản và hỗ trợ phát triển các chuỗi cung ứng nông sản qua đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không thuận lợi, tiết kiệm chi phí vận chuyển nội địa, chi phí logistics.
UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, cơ cấu sản xuất nông lâm thủy sản trên địa bàn gắn với phát triển hạ tầng, hỗ trợ mặt bằng, hạ tầng thiết yếu phục vụ xây dựng các trung tâm logistics nông sản và dịch vụ logistics…
Trước đó, ngày 6/2/2024 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 13/CĐ-TTg về việc tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Trong đó yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng cơ chế, chính sách theo thẩm quyền, khuyến khích thu hút doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có năng lực tham gia đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành các trung tâm dịch vụ logistics nông sản trên địa bàn. Hình thành các chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản tại các vùng nguyên liệu chủ lực và tổ chức lại sản xuất theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết với doanh nghiệp để cung cấp nông sản bảo đảm chất lượng, an toàn và bền vững thông qua hệ thống trung tâm dịch vụ logistics nông sản.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nghèo huyện Mường Lát (Thanh Hóa), từ chưa hiểu sản phẩm OCOP là gì, nhưng bằng nghị lực, sự táo bạo trong cách nghĩ, cách làm và được sự ủng hộ của chính quyền, chị Lương Thị Nồng ở xã Quang Chiểu đã đưa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện (năm 2021) và phát triển bền vững.