Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 28 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 13 tháng 10 năm 2023 | 9:18

Hạn mức trả tiền bảo hiểm - công cụ tối ưu bảo vệ người gửi tiền

Tiền gửi là yếu tố quan trọng, đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh và hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Do đó, việc xây dựng cơ chế bảo đảm phù hợp sẽ giúp tạo thêm lòng tin cho người gửi tiền vào các tổ chức tín dụng.

Hạn mức trả bảo hiểm tiền gửi (BHTG) chính là công cụ tối ưu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, đảm bảo an toàn hệ thống tài chính, ngân hàng quốc gia.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Hạn mức trả tiền BHTG ở Việt Nam qua các giai đoạn

Hạn mức BHTG được quy định tại khoản 1, Điều 24, Luật BHTG “là số tiền tối đa mà tổ chức BHTG trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia BHTG khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm”. Hạn mức BHTG được xác định phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng quốc gia và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng nhìn chung phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sau: Thu nhập của người dân; tỷ lệ người gửi tiền được bảo vệ trên tổng số người gửi tiền và quy mô quỹ BHTG.

Những năm đầu chính sách BHTG được triển khai tại Việt Nam, hạn mức trả tiền bảo hiểm của một cá nhân tối đa là 30 triệu đồng. Hạn mức này được đánh giá là phù hợp với thông lệ quốc tế vào thời điểm áp dụng, bảo vệ được toàn bộ tài khoản của khoảng 80% số người gửi tiền.

Năm 2005, hạn mức BHTG được điều chỉnh tăng lên 50 triệu đồng, bảo vệ được toàn bộ tài khoản khoảng 81% khách hàng gửi tiền.

Năm 2017, hạn mức BHTG tăng lên 75 triệu đồng, có khả năng bảo vệ toàn bộ được 87,32% số lượng người gửi tiền.

Đến nay, theo Quyết định số 32/2021/QĐ-TTg ngày 20/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ, số tiền tối đa tổ chức BHTGVN chi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật BHTG (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia BHTG khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng.

Công cụ tối ưu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền

Theo khuyến cáo của Hiệp hội BHTG quốc tế (IADI), hạn mức BHTG nên có giới hạn, đáng tin cậy và bảo hiểm cho phần lớn người gửi tiền, phù hợp với mục tiêu chính sách công và đặc điểm liên quan của hệ thống BHTG của quốc gia đó. Các tiêu chuẩn cơ bản để xây dựng hạn mức và phạm vi bảo hiểm phù hợp tại từng quốc gia gồm: Hạn mức bảo hiểm cần có giới hạn nhằm duy trì kỷ luật thị trường; đảm bảo công bằng cho tất cả các ngân hàng thành viên và được điều chỉnh định kỳ (khoảng 5 năm một lần) để đáp ứng mục tiêu chính sách công.

Theo đó, hạn mức BHTG hiện nay được đánh giá là phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và thông lệ quốc tế. Hạn mức 125 triệu đồng giúp BHTGVN đảm bảo bảo vệ toàn bộ đối với tiền gửi của khoảng 91% người gửi tiền trong hệ thống ngân hàng, nằm trong khoảng khuyến nghị của IADI là từ 90%-95% người gửi tiền. Nhờ vậy, tổ chức BHTG này không chỉ bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, đặc biệt là người gửi tiền quy mô nhỏ, mà còn góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.

Mặt khác, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng, năng lực tài chính của BHTGVN cũng gia tăng đáng kể. Từ nguồn vốn được cấp ban đầu là 1.000 tỷ đồng, đến 30/6/2023, tổng nguồn vốn hoạt động của BHTGVN đạt 102,4 nghìn tỷ đồng, trong đó quỹ dự phòng nghiệp vụ (thể hiện khả năng chi trả của BHTG Việt Nam theo quy định của Luật BHTG) đạt hơn 95,76 nghìn tỷ đồng. Đây là nền tảng quan trọng giúp BHTGVN có đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ người gửi tiền; cũng như tham gia có hiệu quả vào quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD thông qua hoạt động hỗ trợ tài chính.

Bên cạnh nguồn vốn tự có, Luật BHTG còn cho phép BHTGVN được tiếp nhận thêm các nguồn vốn hỗ trợ khác, gồm: (i) tiếp nhận hỗ trợ theo nguyên tắc có hoàn trả từ Ngân sách Nhà nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc vay của TCTD, tổ chức khác có bảo lãnh của Chính phủ trong trường hợp nguồn vốn của BHTG Việt Nam tạm thời không đủ để trả tiền bảo hiểm; (ii) tiếp nhận các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để tăng cường năng lực hoạt động. Như vậy, trong trường hợp nguồn vốn tạm thời không đủ để trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền, BHTGVN có thể huy động thêm nguồn vốn khác phục vụ yêu cầu chi trả.

Nhằm phát huy tối đa vai trò chính sách công của tổ chức BHTG, tại Chiến lược phát triển BHTG đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 30/12/2022, BHTGVN đặt mục tiêu tăng tỷ lệ người gửi tiền được bảo hiểm toàn bộ trên tổng số người gửi tiền được bảo hiểm đạt 92% - 95%. Điều này đòi hỏi tổ chức BHTGVN cần tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, tăng cường vai trò của tổ chức BHTG trong việc hỗ trợ hiệu quả quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng; đồng thời, quản lí, đầu tư nguồn vốn một cách an toàn, hiệu quả, đảm bảo thanh khoản tốt để luôn sẵn sàng bảo vệ người gửi tiền. 

 

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top