Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 6 tháng 9 năm 2023 | 15:9

Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 23 sắp diễn ra tại Hà Nội

Sáng 6/9, tại Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Họp báo thông tin Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 23 - AgroViet 2023.

Theo đó, với chủ đề 'Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp sinh thái, bền vững', Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 23 sẽ diễn ra từ ngày 14 đến 17/9.

Đây là sự kiện xúc tiến thương mại thường niên quan trọng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tiếp nối kết quả của các Hội chợ năm trước, AgroViet 2023 được tổ chức nhằm thúc đẩy, mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế quốc tế, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, giao dịch thương mại, tôn vinh những sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản phẩm OCOP, nông đặc sản của các địa phương trong cả nước; là cơ hội để các doanh nghiệp, HTX củng cố và khai thác thị trường nội địa và xuất khẩu.

Toàn cảnh buổi họp báo

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp chia sẻ, vượt qua khó khăn về biến động của kinh tế thế giới, dịch bệnh toàn cầu, biến đổi khí hậu, và chuyển đổi xu thế tiêu dùng, nông nghiệp Việt Nam luôn được xem là “trụ đỡ” cho nền kinh tế.

Với việc chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang Kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ theo hướng tích hợp đa giá trị, thân thiện với môi trường, giảm thiểu chi phí sản xuất nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về chất lượng, an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Trình độ chế biến nông lâm thuỷ sản ngày càng được nâng cao, với công nghệ và thiết bị tiên tiến; sản phẩm phong phú, chất lượng cao, được khách hàng nhiều nước ưa chuộng.

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2023 ước đạt 33,21 tỷ USD, giảm 9,5% do giá trị XK của nhiều mặt hàng xuất khẩu chính giảm so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh 3 nhóm mặt hàng thủy sản, lâm sản và đầu vào sản xuất giảm thì một số nhóm mặt hàng có giá trị XK tăng như: Nông sản, gạo, hạt điều, cà phê và sản phẩm chăn nuôi.

Trên cơ sở những tín hiệu của ngành Nông nghiệp, nhằm tiếp tục hiện thực hóa những mục tiêu lớn đặt ra về tăng trưởng, phát triển bền vững, hội nhập quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định quyết liệt tháo gỡ vướng mắc, mở cửa thị trường cho nông sản Việt thông qua nhiều giải pháp, trong đó nhóm các giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ nông sản thông qua các hoạt động kết nối cung cầu và kết nối tiêu thụ.

Trong đó, AgroViet 2023 là một trong những sự kiện xúc tiến thương mại quanh trọng nhằm thúc đẩy, mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế quốc tế, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, giao dịch thương mại, tôn vinh những sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản phẩm OCOP, nông đặc sản chất lượng cao của các địa phương trong cả nước. Đây đồng thời là cơ hội để các doanh nghiệp, HTX củng cố và khai thác thị trường nội địa và xuất khẩu.

Ông Nguyễn Hồng Việt, Trưởng phòng Tổ chức Sự kiện và Dịch vụ thương mại (Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp)

Về quy mô hội chợ, ông Nguyễn Hồng Việt, Trưởng phòng Tổ chức Sự kiện và Dịch vụ thương mại (Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp), Agroviet 2023 có quy mô gần 200 gian hàng trong nước và Quốc tế. Tính đến thời điểm hiện tại, BTC đã nhận được sự đăng ký tham gia của gần 100 đơn vị tương đương 181 gian hàng và gần 1.000m2 được thiết kế thành các Khu gian hàng thiết kế trang trí đặc biệt. Trong đó, Khu gian hàng của các Doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, Nga và 45 địa phương trong cả nước như: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang, Đắk Nông, Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Đồng Tháp, Lào Cai, Hải Phòng, Sơn La, Yên Bái, Thái Nguyên, Cao Bằng, Tuyên Quang, Quảng Ninh,…

 Hội chợ trưng bày trong nước, giới thiệu nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú với nhiều sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của địa phương, điển hình như: Gạo ST25, trà Thái Nguyên, trà hoa vàng Tam Đảo, yến sào Nha Trang, nước mắm Ba Làng, nem chua Thanh Hóa, hành tím Sóc Trăng, hành tỏi Lý Sơn, giò me Nghệ An, hương trầm Quảng Nam, chả ram tôm đất Bình Định, bò một nắng Phú Yên, nước mắm Phú Quốc, hải sản Quảng Ninh, cua Cà Mau, nhiều loại rau củ quả và trái cây tươi của các tỉnh như Sơn La, Bắc Giang, Đồng Tháp…,  Nhiều sản phẩm nông sản, thực phẩm xuất xứ từ Úc như: bào ngư, dầu ôliu, mật ong Manuka, mật ong hoa bản địa Úc; các loại hoa tươi, rau củ và trái cây của của Trung Quốc; thực phẩm và quà lưu niệm từ Liên Bang Nga như phô mai, bơ, dầu hướng dương, lật đật, búp bê gỗ…

Hội chợ trưng bày của quốc tế, giới thiệu dây truyền công nghệ cảm biến của Hàn Quốc: như máy đo hàm lượng đường, phát hiện bất thường bên trong rau củ quả mà không cần cắt thử, sử dụng công nghệ cảm biến hình ảnh để phân loại màu sắc và hình dạng trái cây và rau củ quả. Nhiều máy, thiết bị công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp từ Trung Quốc như: thiết bị lạnh và cách nhiệt, thiết bị máy sấy gia súc, gia cầm, xe điện ba bánh, xe nâng, máy xúc, máy phát điện, máy phun điện…

Đặc biệt, trong khuôn khổ Hội chợ, sẽ diễn ra Hội thảo chuyên đề theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Cụ thể, Hội thảo Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững gắn với mô hình du lịch nông thôn; Hội thảo “Tuyên truyền, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên sàn thương mại điện tử năm 2023”; Tổ chức Hội nghị giao thương giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài.

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top