Những ngày đầu năm mới, khí thế sản xuất, đặc biệt là phong tục mở hàng lấy may đầu năm của người dân Diễn Châu (Nghệ An), đã mang theo mong ước, kỳ vọng về một năm sung túc, đủ đầy và thắng lợi.
Với người nông dân nơi đây, ra đồng đầu năm vô cùng quan trọng. Ngay từ ngày mồng 2 Tết, bà con đã ra đồng kiểm tra sự sinh trưởng, phát triển của 13 nghìn hecta cây trồng vụ xuân. Cũng nhờ thăm đồng sớm, một số diện tích lạc bị bệnh nấm lá đã được phun phòng trừ kịp thời, tránh trường hợp sâu bệnh làm hại cây.
Trên những cánh đồng của các xã Diễn Thịnh, Diễn Thành, Diễn Hoa..., việc ra đồng đầu năm như gửi gắm một mùa màng bội thu vào đất. Mong cho mưa thuận gió hòa, năng suất cao hơn năm trước...
Cùng với đó, thời điểm này cũng là dịp miền biển Diễn Châu tất bật vào vụ mới. Ngư dân đã “xông biển” rất sớm (ngay từ ngày mồng 2, mồng 3 Tết).
Cánh đồng rau màu ở xã Diễn Thành (Diễn Châu).
Tranh thủ thời tiết sau Tết thuận lợi, ngư dân 8 xã ven biển, bãi ngang của huyện Diễn Châu (Nghệ An) như Diễn Bích, Diễn Ngọc, Diễn Kim... đã hối hả chuẩn bị ngư lưới cụ, nhiên liệu và xuất hành những chuyến “xông biển” đầu năm, khởi đầu cho mùa đánh bắt, khai thác hải sản.
Những chuyến ra khơi của ngư dân mang ý nghĩa “nhúng giã”, “mở cửa biển” đầu năm với mong muốn một năm đánh bắt hải sản thuận lợi, bội thu, mưa thuận gió hòa.
Nhúng giã, mở cửa biển của người dân miền biển
Đối với những tàu xa bờ, chỉ chọn ngày làm thủ tục lấy may; còn hơn 1.000 bè mảng và tàu công suất nhỏ vẫn ra khơi đánh bắt. Tuy sản lượng không nhiều nhưng hải sản được thương lái mua tại bến với giá cao.
Chính quyền các địa phương vùng biển cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hoá truyền thống để ngư dân vui chơi, thông qua đó phát động phong trào thi đua lao động, nỗ lực bám ngư trường, nâng cao sản lượng khai thác.
Với khí thế ra quân đầu năm sôi nổi, đây là tín hiệu vui để huyện Diễn Châu hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.