Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 7 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 12 tháng 10 năm 2022 | 13:45

Khởi sắc từ vùng chè Bình Sơn

Xác định chè là cây kinh tế chủ lực, những năm qua, xã Bình Sơn (Triệu Sơn, Thanh Hóa) đã phối hợp với Agribank Chi nhánh huyện Triệu Sơn triển khai nhiều biện pháp cho vay vốn nhằm phát triển cây chè theo hướng bền vững, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, tạo thương hiệu nâng cao thu nhập cho người trồng.

Bình Sơn là xã miền núi, nằm cách trung tâm huyện Triệu Sơn khoảng 25km về phía Tây, có địa hình đồi núi thoải dốc. So với các xã trong huyện, Bình Sơn là xã khó khăn nhất, thu nhập của người dân chủ yếu từ làm kinh tế nông, lâm nghiệp. Năm 2019, cây chè và mật ong là hai sản phẩm đầu tiên của xã đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Từ nguồn vốn vay của Agribank Triệu Sơn, nhiều hộ trồng chè đã vươn lên thoát nghèo, làm chủ kinh tế.

Xã Bình Sơn hiện có 410 hộ gia đình sống nhờ nghề trồng chè. Trước đây, các hộ gia đình chủ yếu trồng theo nếp cũ, chưa có định hướng, chưa chú trọng đến sản xuất theo hướng hàng hóa, mỗi tháng, hộ nhiều nhất cũng chỉ thu về khoảng 10 - 20kg chè khô, thu nhập không cao. Dù sản phẩm chè chất lượng không thua kém các thương hiệu chè nổi tiếng trong nước nhưng không ghi dấu ấn trên thị trường. Từ năm 2016, hợp tác xã chè Bình Sơn được thành lập, các hộ dân thu hoạch, sản xuất tập trung đã góp phần giải quyết những khó khăn bước đầu cho người dân.

Ông Lê Đình Tú (thôn Đông Tranh, Triệu Sơn), Giám đốc Hợp tác xã chè Bình Sơn chia sẻ, nhờ nguồn vốn vay của Agribank Chi nhánh huyện Triệu Sơn, gia đình tôi đã đầu tư máy móc, trang thiết bị, mở rộng diện tích, nâng diện tích chè lên 11ha. Từ khi trở thành sản phẩm OCOP chất lượng 3 sao, lượng tiêu thụ chè Bình Sơn ngày càng nhiều, giá chè cao hơn. Hàng năm, Hợp tác xã đưa ra thị trường khoảng 45 tấn chè khô/năm, thu lãi hơn 100 triệu đồng/năm, giúp nhiều hộ đã cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập nhờ cây chè.

Gia đình bà Lê Thị Tỉnh, ở thôn Đông Tranh là khách hàng lâu năm của Agribank Triệu Sơn khi gặp cán bộ tín dụng chi nhánh, bà rất niềm nở “Gia đình tôi thuộc diện khó khăn, trước đây có mấy ha trồng chè nhưng thu hoạch không cao, nhờ nguồn vốn vay của Agribank Triệu Sơn vay qua tổ hội phụ nữ mà gia đình chúng tôi có kinh phí đầu tư máy móc; rồi hợp tác xã cũng cho đi học tập kinh nghiệm sản xuất và chế biến nên hiệu quả kinh tế mang lại từ trồng và chế biến chè cao hơn nhiều so với trước kia”.

Nhờ đó, từ một xã miền núi khó khăn nhất huyện, nhưng giờ đây, xã Bình Sơn đã có hai sản phẩm đạt OCOP 3 sao: cây chè và mật ong. Cuộc sống của người dân trong xã có nhiều khởi sắc, tạo động lực để phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

Tính đến tháng 9/2022, Agribank Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã dành gần 19 nghìn tỷ đồng cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn với hơn 65 nghìn khách hàng vay vốn. Trong đó, dư nợ của Agribank chi nhánh huyện Triệu Sơn là hơn 2.000 tỷ đồng, khách hàng còn dư nợ là gần 12 nghìn khách hàng. Chất lượng tín dụng cho vay nông nghiệp nông thôn được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp. Bên cạnh đó, các sản phẩm tín dụng, dịch vụ của Agribank luôn được đa dạng hóa; thủ tục vay vốn được cải thiện nhanh chóng; đẩy mạnh chương trình phối hợp với tổ hội nông dân, hội phụ nữ nhằm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho người dân. 

Hơn 34 năm xây dựng và phát triển, với triết lý kinh doanh "Mang phồn thịnh đến khách hàng", xác định khách hàng luôn là người bạn đồng hành thân thiết, trong nhiều năm qua, Agribank Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa thường xuyên triển khai chương trình, chính sách hỗ trợ khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nói riêng cũng như mọi mặt của nền kinh tế. Có ngân hàng giúp sức, đồng hành, người nông dân có thể an tâm, vững tin trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần tạo đà tăng trưởng ổn định về kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh nhà.

 

 

Hồng Thúy
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Top