Để tránh tình trạng nông sản ùn ứ như trước đây, lực lượng chức năng tại cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn đã thống nhất với phía Trung Quốc tăng thời gian thông quan từ 7h00 đến 19h00 hằng ngày.
Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, thời điểm đầu năm 2023, phía Trung Quốc giảm cấp độ phòng chống dịch COVID-19, khôi phục lại phương thức giao nhận hàng hoá xuất, nhập khẩu truyền thống tại các cửa khẩu trọng điểm của tỉnh Lạng Sơn như cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu Tân Thanh.
Bên cạnh đó, từ đầu tháng 3/2023 đến nay mặt hàng thanh long của Việt Nam và các mặt hàng hoa quả, nông sản của các nước thứ ba vào vụ mùa thu hoạch; nhu cầu nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, nguyên vật liệu từ Trung Quốc phục vụ sản xuất trong nước cũng tăng mạnh. Chính vì vậy nhu cầu thông quan hàng hoá xuất, nhập khẩu qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng cao.
Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn khẳng định với các biện pháp hiện tại, và việc Trung Quốc mở cửa trở lại đường hầm nhập khẩu Tả Phủ, sẽ giảm tải mạnh cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa.
"Thống nhất với phía Trung Quốc tăng thời gian thông quan hàng ngày từ 07 giờ 00 đến 19 giờ 00. Chính vì vậy hoạt động thông quan hàng hoá tại cửa khẩu diễn ra rất thông thoáng; Lượng hàng hoá thông quan qua cửa khẩu Hữu Nghị rất lớn, trung bình đạt khoảng 730 xe/ ngày, trong đó xuất khẩu 180-220 xe/ ngày, nhập khẩu 520-550 xe/ ngày", ông Thắng nói.
Bên cạnh đó, do lượng phương tiện không hàng di chuyển lên khu vực cửa khẩu Hữu Nghị rất lớn, trung bình 1.200-1.500 xe/ngày, dẫn tới có thời điểm phải dừng đỗ trên đường quốc lộ 1A để chờ vào cửa khẩu. Ban Quản lý đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông, Bộ đội Biên phòng điều tiết, phân luồng để đảm bảo các phương tiện lưu thông trên đường được thuận tiện.
Đồng thời, thực hiện kiện toàn các Tổ công tác liên ngành giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại các cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh để kịp thời tiếp nhận thông tin, phản ánh từ các doanh nghiệp, nhanh chóng giải quyết các vấn đề phát sinh tại cửa khẩu.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.